Quyết định số 1755/QĐ-TTG về đề án: Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông

Quyết định số 1755/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông".

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------------

Số: 1755/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh
về công nghệ thông tin và truyền thông”
_____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%.

Đến năm 2020: 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.

b) Về công nghiệp công nghệ thông tin

Đến năm 2015: các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, sản xuất thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp, làm chủ thiết kế và sản xuất được một số sản phẩm phần cứng công nghệ thông tin và truyền thông mang thương hiệu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Quy mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Hình thành được một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Đến năm 2020: hình thành được các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của Nhà nước và doanh nghiệp do Việt Nam nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã nguồn mở.

Công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và dịch vụ trên nền công nghệ thông tin trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

c) Về hạ tầng viễn thông băng rộng

Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam nằm trong số 55 nước trong bảng xếp hạng của ITU (thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu).

d) Về phổ cập thông tin

Đến năm 2011: hầu hết các hộ gia đình có máy điện thoại.

Đến năm 2015: 20 - 30% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng; trên 90% số hộ có máy thu hình, trong đó 80% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

Đến năm 2020: hầu hết các hộ gia đình trên cả nước sử dụng các dịch vụ số; 50 - 60% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng, trong đó 25 - 30% truy nhập băng rộng sử dụng cáp quang; hầu hết các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

đ) Về ứng dụng công nghệ thông tin

Đến năm 2015: cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh. Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo