Quyết định 903/QĐ-BGDĐT Quy chế văn hóa công sở cơ quan
Chính thức vào ngày 31/03/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 903/QĐ-BGDĐT về quy chế văn hóa công sở tại cơ quan. Hiệu lực của văn bản pháp luật này, sẽ được bắt đầu từ ngày được ban hành. Dưới đây sẽ là nội dung chi tiết của quyết định này, xin mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung của Quyết định 903/QĐ-BGDĐT
Bộ GIẢO DỤC VẢ ĐẢO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sô: $03 /QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngàyỳj tháng3 năm 2020
QƯYÉT ĐỊNH
Ban hành Quy chế văn hóa công sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
B ộ TRƯỞNG B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
• • • •
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ- TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đe án Văn hóa công vụ;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng,
QUYÉT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hóa công sở cơ quan
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
số 4041/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế văn hóa công sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.*'''
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (đế thực hiện);
- Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, VP.
KT. B ộ TRƯỞNG
Bộ GIẢO DỤC VẢ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHÉ
Văn hóa công sở của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 403 /QĐ-BGDĐT ngàyS4 /3/2020
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nội dung văn hóa công sở của cơ quan Bộ Giáo
dục và Đào tạo gồm: Tinh thần, thái độ làm việc; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử,
chuấn mực đạo đức, lối sống, trang phục của cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động; bài trí công sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động làm việc tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở
Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở được thực hiện theo quy định tại
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đe án Văn hóa công vụ và các nguyên tắc cụ thể sau:
1. Bảo đảm phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện
kinh tế - xã hội.
2. Bảo đảm phù họp với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng chuyên
nghiệp, đáp ứng yêu cầu đối mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và chủ
trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.
3. Bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan, Quy
chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Công đoàn giáo dục
Việt Nam về xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Điều 3. Mục đích
1. Bảo đảm tính trang nghiêm, phong cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực của
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện công vụ và hiệu
quả hoạt động của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của
cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo “Thân thiện, tận tụy, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ
cương, liêm chính”.
3. Làm căn cứ để đánh giá việc chấp hành các quy định của cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc
thi hành công vụ.
Chương II
NỘI DUNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
C ơ QUAN B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Điều 4. Tinh thần, thái đô làm viêc
' • •
Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ý thức về trách nhiệm, bổn phận của
người thi hành công vụ như sau:
1. sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công;
không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy,
gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc; tránh làm
việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Tôn trọng và tận tụy phục vụ, không được gây khó khăn, phiền hà, kéo
dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô
cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân.
4. Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải gương
mẫu, công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để làm lợi
cho bản thân, chủ động xin thôi chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về
năng lực và uy tín.
Điều 5. Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử
1. Trong giao tiếp công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về
quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của công dân hoặc
cán bộ viên chức dưới cơ sở; ngôn ngữ giao tiếp phải chuấn mực. Thực hiện
nghiêm túc “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm
cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
2
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Quyết định 903/QĐ-BGDĐT Download
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (Dàn ý + 8 Mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả em trai của em
-
Đoạn văn Tiếng Anh về một hoạt động ở trường (4 mẫu)
-
Soạn bài Ôn tập trang 95 - Chân trời sáng tạo 7
-
Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
-
Lời chia buồn dùng trong đám tang - Lời phúng viếng đám ma cảm động nhất
-
Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu (6 mẫu)
-
Lý thuyết và bài tập FoxPro - Giáo trình tự học FoxPro
Sắp xếp theo
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm