Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Tác giả Nguyễn Ái Quốc

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được lấy cảm hứng từ hai sự kiện diễn ra trong cùng một khoảng thời gian: nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt, toan tử hình (sau rút xuống án khổ sai chung thân), còn Va-ren - đảng viên Đảng xã hội Pháp thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cung cấp kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

Trước hết, ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.

Nhưng ngài lại chỉ vừa mới xuống tàu, mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo chừng bốn tuần lễ cơ. Như vậy có nghĩa là trong bốn tuần lễ đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

[...] Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren. Hãy theo ông ta đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết.

Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ.

Giữa kẻ phản bội nhục nhã và bậc anh hùng, vị thiên sứ[7], đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng(9), giữa hai con người đó xảy ra chuyện gì đây?

- Tôi đem tự do đến cho ông đây! – Va-ren tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm.

“Nhưng, có đi phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hoá và công lí.

“Ông Phan Bội Châu, tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh, nhiều nguy nan của ông, và chính tôi, tôi xin là người đầu tiên, với tư cách Toàn quyền Đông Dương, được bày tỏ tấm lòng rất mực quý trọng ông. Song những ý tưởng hào hiệp nhất phải chăng bao giờ bao giờ cũng hay nhất? Phải chăng bao giờ cũng thực hiện được? Than ôi, không đâu, ông ạ! Vả lại, trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp cãi lộn nhau mãi thế này, trong lúc ông và tôi, tay nắm chặt tay, chúng ta có thể cùng nhau làm được biết bao công việc tốt đẹp cho xứ Đông Dương này? Chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị, một nước Pháp ở châu Á!

“Ô! Ông nghe tôi, ông Phan Bội Châu này! Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù của ông, hãy từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lên chống lại chúng tôi nữa; trái lại, ông hãy bảo họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy là ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông!

“Về chuyện này, tôi có thể kể cho ông nghe gương của một trong những trợ thủ cũ của ông, là ông Nguyễn Bá Trác; ông biết đấy, ông này đã biết điều rồi và hiện nay thì đã đứng về phía chúng tôi. Nhưng nếu gương của người đồng bào ông, ông cho là chưa đủ, thì tôi xin kể gương đồng bào của chính tôi cho ông nghe, gương các bạn học của tôi từ hồi còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít, An-be, Pôn và Lê-ông. Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Như vậy các vị ấy có sao không? Chẳng sao cả. Nền dân chủ của chúng tôi, nhờ Chúa! Rất là tốt! Thật thế, nền dân chủ hào hùng của nước Pháp, mà hôm nay tôi được vinh dự thay mặt giữa các ông, khoan dung với những người, như tôi, đã đoạn tuyệt với những lầm lạc của tuổi trẻ.

“Nhưng sao thế, ông hãy nhìn tôi đây này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là đảng viên Xã hội ấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…!”.

Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan) Bội Châu chẳng khác gì “nước đổ lá khoai”, và cái im lặng dửng dưng của (Phan) Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người.

Không phải vì một bên nói tiếng Nam, một bên nói tiếng Tây: đã có một viên quan ở đấy làm thông ngôn cơ mà. Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu.

Cuộc gặp gỡ chấm dứt ở đấy, hay ít ra là không ai biết được gì hơn nữa. Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

Nếu quả thật thế, thì có thể là lúc ấy (Phan) Bội Châu có mỉm cười, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy.

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Ái Quốc

- Nguyễn Ái Quốc là tên gọi nổi tiếng của Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 - 1945.

- Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 - 1925.

II. Giới thiệu về Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

1. Hoàn cảnh sáng tác

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được lấy cảm hứng từ hai sự kiện diễn ra trong cùng một khoảng thời gian: nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt, toan tử hình (sau rút xuống án khổ sai chung thân), còn Va-ren - đảng viên Đảng xã hội Pháp thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

2. Tóm tắt

Trước phong trào đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu của nhân dân ta, Va-ren, người sắp nhận chức toàn quyền Đông Dương hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ.

3. Bố cục

- Phần 1. Từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”: lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu

- Phần 2. Tiếp đó đến “không hiểu Phan Bội Châu”: cuộc gặp gỡ của Va-ren và Phan Bội Châu.

- Phần 3. Còn lại: thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 08
  • Dung lượng: 159,8 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨