Nghị quyết 126/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020

Ngày 29/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Nghị quyết tại đây.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/NQ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

Căn cứ Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;

Căn cứ Kết luận số 10-KL/TW ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Nghị quyết này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, V.I (2b).KN 205

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ)

Nhận thức rõ tính chất nguy hại của tham nhũng, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quyết liệt để phòng, chống tham nhũng (PCTN). Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 3 khóa X). Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác PCTN.

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và 5 năm thực hiện Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, công tác PCTN đã được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện, với nhiều kết quả cụ thể, được dư luận quần chúng đồng tình, cộng đồng quốc tế ủng hộ. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ, từng bước phát huy tác dụng. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Tham nhũng bước đầu đã được kiềm chế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác PCTN vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, đang là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Ngày 26 tháng 12 năm 2016, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 10-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X. Trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác PCTN trong thời gian tới.

Để triển khai thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động) với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác PCTN nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12 tháng 4 năm 2016 tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 và được Chính phủ triển khai thực hiện tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016. Khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị. Củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Chương trình hành động là kế hoạch cụ thể thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ PCTN.

2. Yêu cầu

Chương trình hành động và quá trình tổ chức thực hiện phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong PCTN và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN, trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền trong xử lý tham nhũng, bất kể người đó là ai. Tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. Góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác PCTN.

Các biện pháp nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 phải khả thi, mang tính thực tế, tránh hình thức, đảm bảo tính đồng bộ.

Download tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 238
  • Lượt xem: 346
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 499,1 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo