Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về văn hóa giao thông trong xã hội hiện nay Những bài văn hay lớp 12

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về văn hóa giao thông trong xã hội hiện nay bao gồm gợi ý cách viết kèm theo bài văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất.

Văn hóa giao thông là gì? Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác. Vậy sau đây là bài văn nghị luận về văn hóa giao thông mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nghị luận về phải chăng sống là phải tỏa sáng.

Nghị luận về lối sống văn minh khi tham gia giao thông hay nhất

Dàn ý nghị luận về văn hóa giao thông

I. Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận: Văn hóa giao thông

- Dẫn dắt vấn đề: Văn hoá giao thông là một vấn đề nóng bỏng đang được đưa ra bàn luận nhiều trong thời gian gần đây.

II. Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm

- Văn hóa giao thông ở đây có thể hiểu là thái độ cư xử đúng mực, cách giao tiếp giữa mọi người với nhau khi tham gia giao thông. Nói cách khác văn hóa giao thông chính là cách xử sự của người tham gia giao thông và người quản lý giao thông.

- Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông".

- Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất (kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và hệ thống trang thiết bị điều hành giao thông) và văn hóa tinh thần (hệ thống pháp luật về giao thông, cách thức thực thi pháp luật về giao thông, hành vi ứng xử của người thực thi công vụ, hành vi ứng xử và trách nhiệm của người tham gia giao thông và các vấn đề liên quan khác đến văn hóa giao thông).

Luận điểm 2: Ý nghĩa của văn hóa giao thông trong cuộc sống

- Văn hóa giao thông vừa là động lực vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện.

- Xây dựng được văn hóa giao thông lành mạnh, mọi người tham gia giao thông đều có ý thức và trách nhiệm thì sẽ tạo nên môi trường lành mạnh, nâng cao văn hóa ứng xử giao thông -> Hạn chế tai nạn cũng như mang lại sự trong lành cho những cung đường.

- Góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước ta hiện nay

- ...

Luận điểm 3: Biểu hiện của ứng xử có văn hóa trong tham gia giao thông

- Những người tham gia giao thông có văn hóa tức là đi đúng làn đường của mình, không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, nhường đường cho xe ưu tiên có thái độ tôn trọng luật giao thông một cách đúng mực.

- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện

- Chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

- Ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,…

- ...

Luận điểm 4: Thực trạng văn hóa giao thông hiện nay

- Tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng

- Nhiều con đường, nhiều cây cầu đã xuống cấp, hư hại ở mức độ báo động song vẫn được khai thác sử dụng.

- Sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông.

- Nhiều phương tiện giao thông cũ nát, không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, không đảm bảo hệ số an toàn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường.

- Sự bùng nổ các phương tiện giao thông, nhất là xe máy cá nhân.

- Một bộ phận không nhỏ người dân tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động.

  • Không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy
  • Không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe không đúng quy định
  • Phóng nhanh vượt ẩu, đi vào làn ngược chiều
  • Uống rượu bia trước khi tham gia giao thông
  • Nạn rải đinh trên đường giao thông
  • Nhiều người tham gia giao không coi trọng luật giao thông, thường xuyên vi phạm luật nhưng lại vượt luật, gây náo loạn giao thông.
  • ...

- Cách ứng xử khi có va chạm: Chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn... thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau thậm chí rượt đuổi đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong.

- Ở nước ta còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông:

  • Họp chợ, buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
  • Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn...
  • Đi bộ sai đường không đúng vạch vôi quy định.
  • Tự mở đường ngang qua đường sắt.
  • ...

- Việc điều hành, quản lý giao thông còn nhiều sai phạm, thiếu sót

Luận điểm 5: Nguyên nhân của thực trạng văn hóa giao thông hiện nay

- Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người dân, người tham gia giao thông còn thấp

- Sự yếu kém trong công tác quy hoạch; khâu quản lý, điều hành giao thông chưa tốt hoặc còn nhiều điều bất hợp lý, chưa năng động, sáng tạo, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, tuy đã được nâng cấp, đầu tư nhiều tiền của nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, không bắt kịp với đòi hỏi của thực tế.

- Vấn đề chất lượng của các Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; của công tác đào tạo, giáo dục, kiểm tra người lái xe và phương tiện giao thông.

Luận điểm 6: Đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa giao thông

- Việc ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông cũng cần phải khiến cho dân phục và làm theo một cách tự giác.

- Cần có sự phối hợp ăn ý và có văn hóa giữa người tham gia giao thông và những người quản lý giao thông.

- Cần xây dựng văn hóa xe bus sao cho lành mạnh để mọi người có thể hạn chế sự ách tắc và tai nạn giao thông hiện nay.

- Cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nói riêng và người dân nói chung về an toàn giao thông

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Nghiên cứu xây dựng giải pháp văn hóa giao thông phù hợp, cụ thể với từng địa phương, địa bàn.

- Phê phán, lên án những hành vi thiếu đạo đức, thiếu văn hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng...

- Tích cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá của một bộ phận công chức, viên chức tham gia điều hành, quản lý hệ thống giao thông.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông...

III. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa vai trò của văn hóa giao thông

Nghị luận về cách ứng xử trong văn hóa giao thông

Giao thông là vấn đề vẫn được các cơ quan chức năng nhắc đến rất nhiều hiện nay. Đó là việc gia tăng tai nạn giao thông, tắc đường, kẹt xe, xây dựng các công trình đường sá… Tuy nhiên có một vấn đề ngày càng được nhấn mạnh và kêu gọi mọi người ủng hộ là cách ứng xử trong văn hóa giao thông ở nước ta.

Vậy có thể hiểu văn hóa giao thông là gì? Chúng ta vẫn thường nghe đến văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp; nhưng gần đây lại xuất hiện cụm từ “văn hóa giao thông”. Khi nhắc đến văn hóa chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến thái độ cư xử đúng mực, cách giao tiếp giữa mọi người với nhau. Văn hóa giao thông cần phải có sự phối hợp giữa người tham gia giao thông và người quản lý giao thông.

Mọi người tham gia giao thông có văn hóa tức là đi đúng làn đường của mình, không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, nhường đường cho xe ưu tiên. Cách cư xử có văn hóa này sẽ tạo nên môi trường tham gia giao thông lành mạnh và an toàn, hạn chế được sự quá tải cũng như tai nạn giao thông.

Tình trạng nhiều người tham gia giao thông hiện nay không coi luật giao thông ra gì, vi phạm luật nhưng lại vượt luật, gây náo loạn giao thông. Bộ phận này tập trung ở thanh thiếu niên, vì ý thức của họ chưa được nâng cao, không biết cách tự giác, cũng như muốn khẳng định cái “tôi’ của bản thân mình.

Tuy nhiên khi nói đến văn hóa giao thông thì cũng phải nhắc đến những người quản lý giao thông như cảnh sát giao thông, các cơ quan có nhiệm vụ điều tiết giao thông. Việc ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông cũng cần phải khiến cho dân phục. Điều này cũng xuất phát từ việc xử phạt công bằng, văn minh, không có trường hợp bỏ qua hay nhận tiền hối lộ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cư xử có văn hóa của những người tham gia giao thông.

Mặc dù quy định được ban ra nhưng không cần nhất thiết phải thực hiện cứng nhắc, khi có thể mềm dẻo thì vẫn có thể mềm dẻo được. Như thế sẽ tạo nên được môi trường tham gia giao thông lành mạnh.

Hiện nay, việc xây dựng các công trình giao thông như cầu vượt, mở rộng đường đang khiến cho tình trạng ách tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng. Để xử lý được vấn đề này cần có sự phối hợp ăn ý và có văn hóa giữa người tham gia giao thông và người điều tiết giao thông.

Một vấn đề về ứng xử văn hóa giao thông chính là “văn hóa xe bus”. Đây là một loại phương tiện công cộng, bởi thế cần xây dựng văn hóa xe bus lành mạnh để mọi người có thể hạn chế sự ách tắc và tai nạn giao thông hiện nay.

Xây dựng được văn hóa giao thông lành mạnh có tác dụng rất lớn đối với người tham gia giao thông. Khi mọi người đều có ý thức và trách nhiệm thì sẽ tạo nên môi trường lành mạnh, hạn chế tai nạn cũng như mang lại sự trong lành cho những cung đường.

Đối với những người trẻ thì cần xây dựng cho mình thói quen tốt khi tham gia giao thông. Chúng ta đang tự xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình. Văn hóa giao thông hiện nay vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm tốt đẹp hơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 01
  • Dung lượng: 137 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨