Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về thói quen đưa ra chủ kiến của bản thân Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về thói quen đưa ra chủ kiến của bản thân mang đến gợi ý cách viết và bài văn mẫu siêu hay. Giúp các em có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo, biết cách lựa chọn ngôn từ để hoàn thiện bài văn của riêng mình.

Suy nghĩ về thói quen đưa ra chủ kiến của bản thân cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức. Đồng thời qua đó các em hiểu được vai trò của chủ kiến đối với cuộc sống mỗi người. Ngoài ra các bạn xem thêm: nghị luận về vấn đề cần cấm sử dụng vật dụng bằng ni lông để bảo vệ môi trường, nghị luận xã hội về trách nhiệm của mỗi người trước sự bùng nổ công nghệ.

Dàn ý nghị luận về thói quen đưa ra chủ kiến của bản thân

1. Mở bài

Giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Vai trò của chủ kiến với cuộc sống con người.

2. Thân bài

- Giải thích:

  • "Chủ kiến": Là những quan điểm, lập trường về một vấn đề.
  • "Người có chủ kiến" là người kiên định với quan điểm, lập trường của bản thân mà không bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài.

- Vai trò của chủ kiến:

  • Giúp con người kiên định với mục tiêu ban đầu, có định hướng phát triển nhất quán, thống nhất.
  • Mang đến sự bình tĩnh khi đối diện với sự thay đổi của hoàn cảnh, không bị lung lay trước những bình luận trái chiều của mọi người.
  • Giúp con người nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề một cách tỉnh táo, sáng suốt.
  • Sống có chính kiến góp phần tạo nên những giá trị khác biệt.

- Phản đề: Sống không có chủ kiến sẽ:

  • Luôn bị dao động trước những lời đánh giá, phán xét của người khác.
  • Không kiên trì với mục tiêu ban đầu
  • Tự tạo áp lực tâm lí cho bản thân

- Liên hệ thực tiễn:

  • Có nhiều người sống không chủ kiến của bản thân
  • Bị nhầm lẫn giữa việc sống có chủ kiến với lối sống bảo thủ, cứng nhắc.

- Bài học:

  • Phát huy chủ kiến của bản thân để làm chủ cuộc sống.
  • Lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, đánh giá của người khác một cách có chọn lọc.

3. Kết bài

- Khẳng định vai trò của chủ kiến

Nghị luận về thói quen đưa ra chủ kiến của bản thân

Cuộc sống chứa đựng muôn vàn những thách thức, để tạo nên giá trị, bản sắc riêng của bản thân, bên cạnh việc phát huy tài năng, sự cố gắng con người cần phải có chủ kiến, lập trường riêng.

"Chủ kiến" được hiểu là những quan điểm, lập trường, ý kiến mang tính cá nhân. Người có chủ kiến là người có quan điểm, lập trường nhất quán, họ kiên định với quan điểm của bản thân mà không bị tác động bởi những lời nói, hành động của người khác. Trước sự tác động của thế giới bên ngoài, việc giữ vững chính kiến của bản thân giúp con người kiên định với mục tiêu ban đầu, có định hướng phát triển nhất quán, thống nhất.

Có chủ kiến là phẩm chất quan trọng giúp con người thực hiện được những ước mơ, hoài bão bởi người có chủ kiến sẽ luôn bình tĩnh trước sự thay đổi của hoàn cảnh, không bị lung lay trước những bình luận trái chiều của mọi người. Trước một sự vật, sự việc, mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, bởi vậy việc giữ vững chủ kiến của bản thân là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu của bản thân nếu cứ mãi bị tác động bởi hoàn cảnh hay mải chạy theo những quan điểm, nhận định chủ quan của người khác.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt rõ chủ kiến với tư duy bảo thủ, cố chấp. Sống có chủ kiến không có nghĩa là bỏ ngoài tai tất cả những đóng góp của người khác mà cần nhận thức, tiếp thu một cách chọn lọc mà không đánh mất đi khả năng đánh giá vấn đề, chính kiến riêng của bản thân.

Để làm chủ cuộc sống và đạt được những mục tiêu, hiện thực hóa những lí tưởng của bản thân, mỗi người cần có chủ kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài, bên cạnh đó cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của người khác một cách tỉnh táo, sáng suốt.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 01
  • Dung lượng: 102 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨