Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài Nỗi niềm tương tư Những bài văn hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài Nỗi niềm tương tư của Vũ Quốc Trân mang đến 4 mẫu hay, độc đáo gồm mở bài gián tiếp, trực tiếp. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 11 tham khảo, dễ dàng triển khai thành các bài văn phân tích, cảm nhận Nỗi niềm tương tư thật hay, ấn tượng nhất.

Nỗi niềm tương tư là đoạn trích tiêu biểu cho những nét đặc sắc về phong cách sáng tác của Vũ Quốc Trân. Vậy dưới đây là TOP 4 Mở bài Nỗi niềm tương tư cực hay, mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 11 Cánh diều.

TOP 4 Mở bài Nỗi niềm tương tư siêu hay

Mở bài mẫu 1

Nỗi niềm tương tư trích truyện thơ nôm Bích câu kì ngộ được viết theo thể lục bát. Truyện thơ nôm này có độ dài gần 700 câu, là câu chuyện tình yêu của Tú Uyên và Giáng Kiều. Tác phẩm tập trung khai thác chuyện tình tuyệt đẹp giữa người và tiên, những khát khao của đôi lứa về cuộc sống hạnh phúc, tự do trong hôn nhân. Nhan đề đoạn trích này là do người biên soạn sách đặt.

Mở bài mẫu 2

“Bích câu kì ngộ” là câu chuyện thơ Nôm nổi tiếng với thể thơ lục bát uyển chuyển, nói về chuyện tình yêu giữa chàng Tú Uyên và nàng tiên nữ Giáng Kiều. Trong đó nổi bật là đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” kể về khởi nguồn thứ tình yêu đầy mộng mị đó, đoạn trích diễn tả tâm trạng tương tư của tú Uyên sau khi gặp được người đẹp ở chùa Ngọc Hồ.

Mở bài mẫu 3

Truyện thơ Nôm đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam, thể hiện tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc. Bên cạnh những tác phẩm như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Truyện Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu) thì “Bích Câu kì ngộ” cũng là một tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc, kể về mối tình giữa chàng Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều. Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” cho thấy tâm trạng của Tú Uyên sau khi gặp được tiên nữ ở hội chùa Ngọc Hồ.

Mở bài mẫu 4

“Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mãnh liệt của tâm hồn khi yêu.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 939
  • Dung lượng: 97 KB
Sắp xếp theo