Tổng hợp mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (26 mẫu) Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương gồm 26 mẫu hay, đặc sắc nhất giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới cho mở bài của mình thêm đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng thầy cô và bạn bè ngay từ đầu.
Với 26 mở bài Chuyện người con gái Nam Xương hay, hấp dẫn sẽ giúp bài văn trở nên ấn tượng hơn. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn để viết mở bài phân tích, cảm nhận nhân vật Vũ Nương,... thật hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Downoad.vn:
Tổng hợp mở bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương hay (6 mẫu)
- Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương (5 mẫu)
- Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương hay nhất (5 mẫu)
- Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương hay nhất (5 mẫu)
- Mở bài phân tích nhân vật Trương Sinh hay nhất (3 mẫu)
- Mở bài cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương (2 mẫu)
Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương hay
Mở bài 1
Nguyễn Dữ được coi là "cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam", ông sáng tác không nhiều nhưng chỉ với tập "Truyền kì mạn lục" Nguyễn Dữ đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong nền văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt trong thể truyền kì. Trong tập truyện này, Nguyễn Dữ đã viết về nhiều vấn đề mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến chủ đề về cuộc sống và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong "Truyền kì mạn lục" có thể kể đến là truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết xinh đẹp, hiền hậu nết na nhưng phải chịu số phận oan nghiệt bởi chế độ nam quyền và những định kiến nghiệt ngã của xã hội xưa đối với người phụ nữ.
Mở bài 2
"Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm được xây dựng dựa trên câu chuyện cổ dân gian "Vợ chàng Trương", bằng tài năng và tấm lòng của mình, Nguyễn Dữ không chỉ tái hiện chân thực mà không kém phần xót xa trước cuộc sống, số phận bất hạnh của nàng Vũ Nương mà qua đó còn gợi mở số phận chung của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội xưa. Chuyện người con gái Nam Xương không chỉ là tiếng nói đồng cảm với thân phận của những người phụ nữ mà còn là tiếng nói tố cáo đối với xã hội phong kiến hủ lậu, nhiều bất công.
Mở bài 3
Trong nền văn học trung đại xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng văn chương để nói chí, tỏ lòng theo quan niệm "thi dĩ ngôn chí", "văn dĩ tải đạo". Có rất nhiều bài thơ, bài văn về tình yêu nước, tinh thần dân tộc, chí làm trai nhưng có rất ít tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ. Bởi trong quan niệm trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến xưa, phụ nữ là những người nhỏ bé, không có địa vị, không có tiếng nói. "Chuyện người con gái Nam Xương" (trích "Truyền kì mạn lục") của Nguyễn Dữ là một trong số ít những tác phẩm viết về người phụ nữ xưa. Nguyễn Dữ rất thành công khi tái hiện cuộc sống bất công, số phận oan khuất của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Qua đó, lên án sâu sắc xã hội bất công, trọng nam khinh nữ đã tước đoạt hạnh phúc của con người.
Mở bài 4
Thông qua câu chuyện về cuộc đời đầy oan khuất, đau khổ của nàng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương", tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến xưa. Ông ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ mang giá trị nhân đạo sâu sắc, truyện còn là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội đen tối, nhiều định kiến, bất công của xã hội dưới chế độ phong kiến đã đẩy con người đến bước đường cùng không lối thoát.
Mở bài 5
Mỗi khi nhắc đến tác giả Nguyễn Dữ, ta không thể không nhắc đến một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của ông đó là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã xây dựng thanh công nhân vật người phụ nữ điển hình chính là Vũ Nương - một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng lại mang theo nỗi bất hạnh khổ đau.
Mở bài 6
Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện "Truyền kì mạn lục" nhưng tập truyện lại có một vị trí đặc biệt, được đánh giá là "thiên cổ kì bút" (bút lạ nghìn đời), "là áng văn hay của bậc đại gia". Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. "Chuyện người con gái Nam Xương" là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của "Truyền kì mạn lục" . Thông qua bi kịch Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.
Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 1
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong những tác phẩm của ông, có lẽ “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.
Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 2
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 3
Mỗi một câu chuyện viết ra đều mang một ý nghĩa tự thân của nó, có tác dụng cảm hoá cuộc đời và con người. Nếu một tác phẩm văn học không mang được những ý nghĩa sâu xa như vậy, nó sẽ vẫn nằm trong sự băng hoại của thời gian. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã vượt qua được quy luật của thời gian và không gian để đến với chúng ta ngày hôm nay.
Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 4
Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức” của đạo đức phong kiến, mà “Chuyện người con gái Nam Xương” là một.
Mở bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 5
Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.
Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương hay nhất
Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương - Mẫu 1
Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Qua việc xây dựng hình tượng Vũ Nương với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại chịu nhiều oan khuất, Nguyễn Dữ đã bày tỏ lòng thương cảm với Vũ Nương, với những người có số phận hẩm hiu giống nàng.
Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương - Mẫu 2
Vũ Nương quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, xinh đẹp. Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Biết giữ gìn khuôn phép, vì vậy cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Trương Sinh đi lính, nàng phải gánh bao vất vả phải sinh nở và nuôi con một mình chăm sóc mẹ già khi ốm đau, khi mẹ mất lo toan như cho mẹ mình. Nàng đã làm tròn bổn phận làm dâu. làm vợ, làm mẹ.
Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương - Mẫu 3
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ cũ. Hình ảnh người con gái Vũ Nương phải gieo mình xuống dòng sông Nhị Hà để chứng minh sự trong trắng trinh bạch của mình, khi bị chồng nghi oan, khiến cho người đọc vô cùng cảm động, rơi nước mắt xót xa.
Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương - Mẫu 4
Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là “Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của “Truyền Kỳ Mạn Lục”, được bắt đầu từ truyện cổ tích “vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Mở bài cảm nhận nhân vật Vũ Nương - Mẫu 5
Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa luôn là một đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Trong nền văn học Trung đại, có không ít những tác phẩm đã viết về đề tài ấy. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy. Qua tác phẩm, hình ảnh nhân vật Vũ Nương được Nguyễn Dữ khắc họa đầy chân thực.
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương hay nhất
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương - Mẫu 1
Nguyễn Dữ là một người học rộng tài cao sống ở thế kỉ XVI. “Truyền kì mạn lục” là truyện đặc sắc của ông, trong đó “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong tác phẩm là truyện vô cùng hay và đặc sắc. Truyện đã xây dựng nhân vật Vũ Nương với vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương - Mẫu 2
Chuyện người con gái Nam Xương đã làm cảm động bao lòng người bởi số phận cay đắng và oan nghiệt của người thiếu phụ trẻ mang tên Vũ Nương. Nàng trong trắng, thùy mị nết na nhưng vì tính đa nghi, và vì chế độ trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến cũ mà nàng đã phải tự kết liễu cuộc đời để chứng minh cho tấm lòng trong sạch của mình. Qua đó, nhà văn Nguyễn Dữ muốn bày tỏ sự thương cảm, xót xa với Vũ Nương, với những người phụ nữ có số phận hẩm hiu giống nàng. Ông đã dùng cách dẫn dắt câu chuyện rất tài tình kết hợp với những yếu tố ly kỳ hấp dẫn khiến người đọc bị cuốn hút và đồng cảm với cuộc đời đầy bi kịch của người con gái Nam Xương trong chuyện.
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương - Mẫu 3
"Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút". Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động. Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương - Mẫu 4
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Qua truyện này, nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương - nhân vật chính của truyện với cuộc đời đầy bất hạnh.
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương - Mẫu 5
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, truyện đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
Mở bài phân tích nhân vật Trương Sinh hay nhất
Mở bài phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 1
Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.
Mở bài phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 2
Nguyễn Dữ là một trong những tài năng hiếm có của văn học Việt Nam Trung đại. Và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm thành công của ông. Ngoài việc xây dựng thành công nhân vật chính Vũ Nương thì nhân vật Trương Sinh với những nét tính cách đặc trưng đa nghi đã làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Mở bài phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 3
“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản đã khiến nhân vật này nổi bậc, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mở bài cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương
Mở bài cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương - Mẫu 1
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.
Mở bài cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương - Mẫu 2
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 và cũng là truyện tiêu biểu nhất trong thiên truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Thông qua cuộc đời và số phận đầy bi kịch, khổ đau của nhân vật Vũ Nương tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ.