Mẫu bài dạy minh họa môn Hóa học THCS Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Hóa học THCS
Mẫu bài dạy minh họa môn Hóa học THCS Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề Silic, công nghiệp Silicat - Hóa học 9.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hóa học 9 Mô đun 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOÁ HỌC 9
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
Thời lượng: 01 tiết
Giáo viên:...................................
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YCCĐ | (STT của YCCĐ) |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học | Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng | 1 |
Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat. | 2 | |
Tìm được các ứng dụng trong thực tế | 3 | |
NĂNG LỰC CHUNG | ||
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập | |
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống | |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | ||
Trách nhiệm | Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ | |
Chăm chỉ | Hoàn thành các nhiệm vụ được giao |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Các mẫu vật: đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng, đất sét, cát trắng.
- Tranh ảnh: Sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng.
2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu (STT YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động | (1) | Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất. Ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống. Chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này | - Dạy học khám phá | Phương pháp: Quan sát Công cụ: Vấn đáp |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức | (1) (2) (3) | Silic là chất rắn màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém, là chất bán dẫn. Tính chất hoá học - Là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn C, Cl2. - Tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao Si + O2 SiO2 SILIC ĐIOXIT (SiO2) a. Tác dụng với kiềm (ở nhiệt độ cao) SiO2 + 2NaOHNa2SiO3 +H2O b. Tác dụng với oxit bazơ SiO2 + CaO CaSiO3 * SiO2 không tác dụng với nước tạo thành axit. III . SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT 1. Sản xuất đồ gốm, sứ a. Nguyên liệu chính - Đất sét, thạch anh, fenpat b. Các công đoạn chính - Nhào đất sét + Thạch anh + fenpat tạo thành khối dẻo tạo hình và sấy khô. - Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao. c. Cơ sở sản xuất - Bát tràng Hà Nội, công ty sứ Hảo Dương, Đồng Nai, Sông Bé. 2. Sản xuất xi măng: a. Nguyên liệu chính - Đất sét, đá vôi b. Các công đoạn chính - Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn. - Nung hỗn hợp trong lò quay Clanhke rắn. - Nghiền Clanhke + phụ gia Xi măng. c. Cơ sở sản xuất - Nhà máy xi măng Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tiên… Sản xuất thuỷ tinh a. Nguyên liệu chính Cát thạch anh, đá vôi, sô đa b. Các công đoạn chính - Trộn cát + đá vôi+ sôđa. - Nung hỗn hợp trong lò. - Làm nguội ép thổi thủy tinh thành các đồ vật. c. Cơ sở sản xuất Nhà máy sản xuất thuỷ tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh | - Dạy học khám phá | Phương pháp: Quan sát Công cụ: Vấn đáp, Bảng kiểm |
Hoạt động 3: Luyện tập | (1) (3) | GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 95 | - Dạy học giải quyết vấn đề | Phương pháp: KT viết Công cụ: Bài tập |
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng | (4) | GV: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm chuẩn bị bảng phụ máy tính trả lời các câu hỏi ra bảng phụ Bài tập: Hãy tìm hiểu về chất nào dùng khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh. Hãy tìm thêm những vật dụng trong gia đình có liên quan đến bài học | Phương pháp: Quan sát Công cụ: Thang đo |
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Bài tập
2. Thang đo: Dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được yêu cầu đặt ra.
3. Xây dựng chi tiết
4. Bài tập 1,2,3,4 SGK/ 95
5. Bảng kiểm
Yêu cầu | Xác nhận | |
Có | Không | |
Có biết sử dụng công cụ TN không | ||
Có thực hiện được thí nghiệm | ||
Thí nghiệm có thành công không | ||
Vệ sinh sau khi làm TN không | ||
Có nêu ra được hiện tượng sau TN không |
6. Thang đo
Biểu hiện | Đánh giá (thang điểm 10) |
- Nói đúng được 01 chất | 3 điểm |
- Nói đúng được từ 02 chất trở lên | 5 điểm |
- Chỉ ra 01 vật dụng liên quan bài học | 5 điểm |
- Chỉ ra đúng từ 02 đến 05 vật dụng liên quan bài học | 4 điểm |
- Chỉ ra đúng 06 vật dụng liên quan bài học trở lên | 1 điểm |