Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Soạn Sử 11 Cánh diều trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19

Soạn Lịch sử 11 bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 13 →19 thuộc chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Giải Lịch sử 11 bài 2 Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 2 Cánh diều

Câu hỏi trang 14

Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Gợi ý đáp án

- Trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, như: Đấu tranh thống đất nước ở Italia (1859 - 1870); Cải cách nông nô ở Nga (1861); Nội chiến Mỹ (1861 - 1865); Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871)…. Nhờ đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.

- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu hỏi trang 15

Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây

Gợi ý đáp án

Yêu cầu số 1: Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây:

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.

- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).

  • Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
  • Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
  • Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

+ Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.

+ Ở khu vực Mỹ Latinh:

  • Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
  • Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ La tinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.

Yêu cầu số 2: Vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc:

- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:

  • Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
  • Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
  • Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.

Câu hỏi trang 16

Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi trang 17

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 4, trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Câu hỏi trang 18

Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 11 Cánh diều Bài 2

Câu 1

Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Gợi ý đáp án

Câu 2

Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Gợi ý đáp án

Chủ nghĩa tư bản độc quyềnChủ nghĩa tư bản hiện đại

- Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

- Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

- Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hoá, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

- Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

- Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

- Có sức sản xuất phát triển cao

- Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

- Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.

Câu 3

Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 14
  • Lượt xem: 1.020
  • Dung lượng: 155,1 KB
Sắp xếp theo