Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Soạn Sử 10 trang 95 sách Cánh diều

Soạn Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 95→98 thuộc chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam.

Lịch sử 10 Bài 14 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt chủ đề 6 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Cánh diều. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sử 10 Bài 14

1. Khái niệm văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 95: Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.

Gợi ý đáp án

- Khái niệm văn minh Đại Việt:

+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

+ Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.

2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 97 : Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.1 đến 14.3 hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Gợi ý đáp án

+/ Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:

- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.

+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.

- Dựa trên trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:

+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.

+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:

+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:

+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)

+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)

=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

+/ Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 Bài 14 trang 98

Luyện tập

Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Gợi ý đáp án

Vận dụng

Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Gợi ý đáp án

(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.

- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.

- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 05
  • Lượt xem: 674
  • Dung lượng: 123,3 KB
Sắp xếp theo