Khoa học lớp 5 Bài 9-10: Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 20

Giải Khoa học 5 Bài 9-10: Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5 trang .

Qua đó, các em nâng cao hiểu biết, phòng tránh các tệ nạn, các chất gây nghiện, ngày càng học tốt môn Khoa học lớp 5. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9-10 của chủ đề Con người và sức khỏe. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập Khoa học 5 trang 20, 21, 22, 23

Thực hành trang 20

Đọc các thông tin dưới đây và hoàn thành bảng sau:

Tác hại của thuốc láTác hại của rượu, biaTác hại của ma túy

Đối với người sử dụng

Đối với người xung quanh

Trả lời:

Tác hại của thuốc láTác hại của rượu, biaTác hại của ma túy

Đối với người sử dụng

- Có hại cho sức khoẻ người

hút

- Khói thuốc lá chứa rất

nhiều chất độc, có thể gây ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch,...

- Khói thuốc lá làm hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn,...

- Rượu, bia có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh,..

- Người say rượu, bia thường bê tha, quần áo xộc xệch, mặt đỏ, dáng đi loạng choạng, nói lảm nhảm, ói mửa, bất tỉnh,..

- Có hại cho sức khoẻ và nhân cách của người nghiện ma tuý

- Sức khoẻ của người nghiện bị huỷ hoại; mất khả năng lao động, học tập; hệ thần kinh bị tổn hại. Tiêm chích ma tuý dễ bị lây nhiễm HIV, nếu quá liều có thể bị chết.

- Khi lên cơn nghiện, không làm chủ được bản thân, người nghiện có thể làm bất cứ việc gì kể cả ăn cắp, cướp của, giết người để có tiền mua ma tuý.

Đối với người xung quanh

- Ảnh hưởng đến những người xung quanh

- Những người không hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá.

- Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa,...

- Sống gần người hút thuốc lá, trẻ em dễ bắt chước và trở thành người nghiện thuốc lá.

- Người say rượu, bia hay gây sự, đánh lộn, có thể gây tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật,...

- Gia đình có người nghiện thường bất hoà, con cái bị bỏ rơi, kinh tế bị sa sút,...

- Trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, các tội phạm gia tăng,...

Thực hành trang 22

Thực hành kĩ năng từ chối: Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện.

Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện

Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện

Trả lời:

- Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Khi người khác từ chối ta cũng không được bắt ép, hay sử dụng bạo lực.

- Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.

- Có nhiều cách từ chối, song múc đích cuối cùng cần đạt được vẫn là nói “Không !”.

- Một số ví dụ:

+ Từ chối rượu.

+ Từ chối sử dụng thuốc lá.

+ Từ chối sử dụng ma túy.

Lý thuyết Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện

- Những tác hại của thuốc lá:

  • Tác hại đối với người sử dụng
  • Tác hại đối với người xung quanh.
  • Tác hại đến kinh tế.
  • Gây ô nhiễm môi trường.

- Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu.

- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng, buôn bán ma túy là phạm pháp.

- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Chúng ta cần nói “Không!” với chất gây nghiện và vận động mọi người làm theo

- Chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ nên ta phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 34
  • Lượt xem: 3.327
  • Dung lượng: 235,4 KB
Tìm thêm: Khoa học lớp 5
Sắp xếp theo