Hướng dẫn giải chi tiết đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017 lần 3 (tất cả các môn) Đáp án đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017 lần 3

Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố đề thi minh họa lần 3 - Đề thi thử nghiệm 2017 cho 5 bài thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ, KHTN (Lý, Hóa, Sinh), KHXH (Sử, Địa, GDCD). Cấu trúc đề thi giống như đề thi thật, các câu hỏi được lấy từ ngân hàng đề thi THPT Quốc gia nên rất sát với đề thi chính thức.

Đáp án và đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017 lần 3

Câu hỏi trong bài thi được sắp xếp từ dễ đến khó, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các em cùng tải về để tham khảo:

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn (lần 3)

Câu

Ý

Nội dung

I

Đọc hiểu

1

Trong mỗi đoạn văn trên, tác giả dùng cách trình bày theo cách quy nạp.

2

Theo tác giả, khi chúng ta “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học” chúng ta sẽ có những lợi ích như sau: chúng ta sẽ bổ sung được nhiều kiến thức mới.

3

Tác giả cho rằng: “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân” vì: dù bạn có chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, dù là nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng hay các phòng trưng bày nghệ thuật hoặc đọc sách về các chủ đề khác nhau… thì bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu nó không ngừng nghỉ cho đến khi đạt đến kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Biết đâu, trong quá trình học với quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò nó sẽ trở thành cá tính của bạn. Nó sẽ trở thành niềm đam mê không thể buông bỏ lúc nào mà bạn không hay biết.

Để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu “trở thành một phần trong cá tính”, mỗi chúng ta cần phải:

- Không ngừng học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới.

- Không ngại dấn thân vào những hoạt động để tích lũy kinh nghiệm.

- Theo đuổi đến cùng với những đam mê của bản thân để tìm ra những điều mới mẻ trong những say mê ấy.

- Luôn có ý chí phấn đấu, không ngại khó, ngại khổ và sau mỗi lần tìm hiểu sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để quá trình chinh phục những điều kì diệu trở nên lí thú, bổ ích, hấp dẫn hơn.

II

Làm văn

1

Nghị luận xã hội

* Yêu cầu chung:

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa quan trọng của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chúng ta trong cuộc sống
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân.
  4. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

GIẢI THÍCH

- Đam mê là khi chúng ta có cảm hứng, yêu thích một công việc, một lĩnh vực nào đó và dồn toàn tâm toàn ý, dành thời gian, công sức, không ngừng nghỉ để theo nó.

- Việc chúng ta tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

BÌNH LUẬN, CHỨNG MINH

a.Vì sao tìm ra niềm đam mê thực sự lại có ý nghĩa quan trọng

- Trong cuộc sống có rất nhiều hoạt động, việc làm, nhiều lĩnh vực này, chúng ta không thể biết hết tất cả mọi việc, cũng không thể không hoạt động trong một lĩnh vực nào đó. Tìm ra niềm đam mê giúp chúng ta có thể sống, tồn tại với tất cả ý nghĩa con người mình.

- Những khó khăn, bất trắc trong cuộc sống là không tránh khỏi. Chỉ khi có đam mê và theo đuổi đam mê ấy, chúng ta mới có ý chí để vượt qua những chướng ngại vật trên con đường chinh phục đỉnh vinh quang.

- Có niềm đam mê là có mục đích, ý nghĩa cuộc đời, chúng ta có động lực và biết cách làm cho cuộc đời mình cũng như cuộc đời những người khác đẹp hơn, đáng sống hơn.

b. Biểu hiện chứng tỏ tìm ra niềm đam mê thực sự rất quan trọng trong cuộc sống của con người và ý nghĩa của nó.

- Đam mê học tập là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người. Khi đam mê học tập, chúng ta có thêm những kiến thức mới trong lĩnh vực mà mình yêu thích, có thể sống chết với đam mê ấy. (Dẫn chứng: Trần Thị Diệu Liên với niềm đam mê Tiếng Anh, Giáo sư Ngô Bảo Châu và niềm đam mê Toán học…)

- Niềm đam mê giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách để đến với đỉnh vinh quang, làm rạng rỡ cho chúng ta, và cho màu cờ sắc áo của dân tộc.

Dẫn chứng: Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên…

-Niềm đam mê tránh cho ta những cạm bẫy của cuộc đời, biết dành thời gian cho những điều có ích, có ý nghĩa.

c. Mở rộng – nâng cao

- Ngọn lửa đam mê có ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt, hãy chọn đam mê những điều tích cực thay vì đam mê với những thói hư tật xấu.

- Sống với đam mê của mình nhưng phải biết dung hòa, quan tâm tới những người yêu thương xung quanh.

BÀI HỌC HÀNH ĐỘNG VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN

Niềm đam mê của em là gì? Em đã tìm ra niềm đam mê của mình chưa?

Mời các em tải file Zip về để tham khảo hướng dẫn giải chi tiết tất cả các môn trong bài thi thử nghiệm lần 3.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 237
  • Lượt xem: 3.934
  • Dung lượng: 2,5 MB
Sắp xếp theo