Giáo án PowerPoint Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt (trang 59) Giáo án Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức (PPT)

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt là tài liệu rất hữu ích được biên soạn dưới dạng PPT + câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Qua đó giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian làm bài giảng điện tử cho riêng mình.

Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 8: Thực hành tiếng Việt được thiết kế chi tiết, sinh động với nhiều hình ảnh đẹp mắt, giúp bài giảng trở nên hấp dẫn hơn. Qua đó khơi dậy được sự tò mò, chú ý của người học và khuyến khích người học sáng tạo, khám phá những cái mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt mời các bạn tải tại đây.

PowerPoint Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt

Tải về

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 3: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
B. Mạch máu trong một cơ thể sống
C. Mạch giao thông trên đường phố
D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 4: Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
D. Cả A và C

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ . Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.

A. Đoạn văn có liên kết
B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau
C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết

Câu 6: Tính mạch lạc của đoạn văn được thể hiện ở đâu trong đoạn văn dưới đây?

Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

A. Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): trời, sáng
B. Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): trời, sáng
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 7: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :

1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.

2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.

3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.

4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.

5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.

6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.

7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .

8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.

A. 5-6-7-4-2-1-8-3
B. 3-4-7-8-6-5-2-1
C. 5-6-8-1-2-7-4-3
D. 5-6-7-4-1-8-3-2

Câu 8: Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?

A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Một văn bản có tính mạch lạc là

A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
B. Có chủ đề thống nhất
C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
D. Cả A,B,C

Câu 10: Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

...............

Tải file về để xem trọn bộ nội dung Giáo án PowerPoint Ngữ văn 7 Thực hành tiếng Việt

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng