Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Soạn Địa 12 trang 136

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 30 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 136. Đồng thời hiểu được kiến thức về vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Địa lí 12 bài 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 131→136. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức lý thuyết, biết trả lời các câu hỏi để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 30, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30

1. Giao thông vận tải

Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình.

a. Đường bộ (đường ô tô).

- Sự phát triển:

+ Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá.

+ Mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

+ Hệ thống đường bộ Việt Nam đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.

- Các tuyến đường chính:

+ Quốc lộ 1 : dài 2300 km từ Hữu Nghị đến Năm Căn, nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở phía Tây.

+ Các tuyến khác: Quốc lộ 7,8,9.

b. Đường sắt

- Sự phát triển :

+ Chiều dài 3143 km.

+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam được xây dựng, nâng cấp.

- Các tuyến chính :

+ Đường sắt Thống Nhất : 1726km.

+ Các tuyến khác: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội- Đồng Đăng…

c. Đường sông

- Sự phát triển :

+ Chiều dài khoảng 11000km.

+ Phương tiện đa dạng nhưng ít được cải tiến.

- Các tuyến chính :

+ Hệ thống sông Hồng- Thái Bình.

+ Hệ thống sông Mê Công- sông Đồng Nai.

+ Một số sông lớn ở miền Trung.

d. Đường biển

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm trên tuyến đường biển quốc tế…

- Các tuyến chính :

+ Quan trọng nhất theo hướng B-N là tuyến Hải Phòng – TPHCM (1500km).

+ Các tuyến khác: Hải Phòng – Đà Nẵng : 500km.

Hải Phòng – Hồng Kông, TPHCM - Hồng Kông …

+ Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng-Liên Chiểu-Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

e. Đường hàng không

- Sự phát triển :

+ Trẻ nhưng phát triển rất nhanh.

+ Năm 2007 cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế).

- Các tuyến chính:

+ Trong nước: khai thác trên 3 đầu mối là HN, TPHCM, Đà Nẵng.

+ Mở nhiều đường bay đến quốc tế.

g. Đường ống

- Ngày càng phát triển gắn liền với ngành dầu khí.

- Các tuyến chính:

+ Miền Bắc: tuyến B12

+ Miền nam: các tuyến vận chuyển dầu khí vào đất liền

Giải Địa lí 12 bài 30 trang 136

Câu 1

Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải:

a) Vai trò của giao thông vận tải

- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế (vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật, sản phẩm,...).

- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.

- Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển,

- Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

- Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

-Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lí, kinh doanh. Nhờ nắm được thông tin, người quản lí Nhà nước, quản lí kinh doanh sẽ đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.

- Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.

Câu 2

Cho bảng số liệu (SGK). Phân tích bảng số liệu, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hoá phân theo loại hình vận tải ở nước ta.

Lời giải:

- Cơ cấu vận tải hành khách: Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số lượng hành khách vận chuyển và số lượng hành khách luân chuyển là đường bộ; nhỏ nhất - đường biển. Đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng hành khách vận chuyển, nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn về số lượng hành khách luân chuyển. (Trong khi đó, đường hàng không lại chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng hành khách vận chuyển, nhưng tỉ trọng về số lượng hành khách luân chuyển lại lớn).

- Cơ cấu vận chuyển hàng hóa: Chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển là đường bộ, nhưng tỉ trọng lớn nhất về khối lượng hàng hoá luân chuyển là đường biển. Đường hàng không có tỉ trọng nhỏ nhất về cả khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển.

Câu 3

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và của ngành viễn thông ở nước ta.

Lời giải:

- Ngành bưu chính

+ Hiện nay ở nước ta, ngành Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.

+ Kĩ thuật của ngành Bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

+ Trong giai đoạn tới, ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời áp dụng những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

- Ngành Viễn thông

+ Tuy có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.

+ Đã xác định đúng hướng là đồn đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại của thế giới.

+ Mạng lưới viễn thông đã đa dạng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 02
  • Lượt xem: 616
  • Dung lượng: 121,3 KB
Tìm thêm: Địa lí 12
Sắp xếp theo