-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Bài thơ Xuân về Tác giả Nguyễn Bính
Bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính đã bộc lộ lòng yêu mến cảnh vật của các vùng miền đất nước, sự giao hòa của con người với sự thay đổi của thiên nhiên.

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính, bài thơ Xuân về. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Xuân về
1. Tác giả Nguyễn Bính
- Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Động (nay thuộc xã Công Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Năm 13 tuổi, ông đã biết làm thơ. Đến năm 19 tuổi, ông nhận được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.
- Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.
- Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tỳ bà (truyện thơ - 1944).
- Sau Cách mạng: Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ - 1958), Cô Son (chèo - 1961), Đêm sao sáng (1962), Người lái đò sông Vị (chèo - 1962)...
2. Giới thiệu về Xuân về
2.1 Bố cục
Gồm 2 phần:
- Ba khổ đầu: vẻ đẹp của thiên nhiên khi xuân về
- Khổ cuối: khung cảnh trẩy hội mùa xuân
2.2 Chủ đề
Lòng yêu mến cảnh vật của các vùng miền đất nước, sự giao hòa của con người với sự thay đổi của thiên nhiên.
2.3 Cảm hứng chủ đạo
Ngợi ca và yêu thương con người, yêu thương cảnh vật, đặc biệt là cảnh vật ở nông thôn.
2.4 Nhan đề
“Xuân về” ngắn gọn, nhưng có đầy đủ chủ ngữ (Xuân) và vị ngữ (về). Nhan đề dễ hiểu, ý chỉ mùa xuân đã đến, đã về.
=> Nhan đề nêu ra được nội dung chính của văn bản, đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản.
3. Xuân về
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, ngành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô.
Chọn file cần tải:
- Bài thơ Xuân về 188,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Văn học tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm
100.000+ -
Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi (Sơ đồ tư duy)
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm tốn
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (74 mẫu)
100.000+ -
Viết thư hỏi thăm sức khỏe ông bà - Dàn ý & 42 bài văn mẫu viết thư hay nhất
100.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương (Sơ đồ tư duy)
1M+ -
Tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn
100.000+ 8 -
Mẫu lời cảm ơn dùng trong báo cáo thực tập tốt nghiệp
10.000+ -
Phương pháp giải bài toán tính tuổi lớp 5
10.000+