Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công Hồi trống Cổ Thành

Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành gồm 3 bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay ấn tượng.

Viết đoạn văn so sánh tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công cực chất dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 54 Ngữ văn 10 Cánh diều tập 2.

Viết đoạn văn so sánh tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công

Đoạn văn mẫu 1

Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, nhân vật Quan Công và Trước Phi có tính cách hoàn toàn đối lập nhau. Trước hết, Trương Phi là một người có tính cách ngay thẳng, trọng tình cảm nhưng nóng nảy, đơn giản. Khi nghe Tôn Càn báo tin, Phi chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa; dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Không tin lời thanh minh của Quan Công, Trương Phi đưa ra thử thách trong ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa. Nhưng đến khi hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm. Còn Quan Công lại là một người điềm tĩnh, tài trí và trung nghĩa. Quan Công bị Trương Phi hiểu lầm nhưng không tức giận, mà dùng lời lẽ mềm mỏng để giải thích, chấp nhận thử thách để chứng minh lòng trong sạch và giết chết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống.

Đoạn văn mẫu 2

Ở đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", tính cách của hai nhân vật là Quan Công và Trương Phi đã được khắc họa một cách đầy chân thực, rõ nét. Trong khi Quan Công vô cùng điềm tĩnh, từ tốn trước mọi việc thì Trương Phi lại hết sức nóng nảy, quyết đoán. Vì hiểu lầm nên ngay khi vừa gặp người anh kết nghĩa, Trương Phi liền tức giận xông tới, đâm Quan Công. Hành động này cho thấy, đối với kẻ thù, Trương Phi chỉ có thể nói chuyện bằng giáo gươm. Mặc dù bị Trương Phi buộc tội, đề phòng nhưng Quan Công không hề trách em, vẫn bình tĩnh giải thích hết sức thân tình. Sau những chuyện xảy ra, ta thấy được một Trương Phi giàu tình nghĩa, biết nhận lỗi sai và một Quan Công ân tình, sẵn sàng chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động. Trương Phi và Quan Công mang nét tính cách đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn của đoạn trích cũng như tác phẩm.

Đoạn văn mẫu 3

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 3.114
  • Dung lượng: 101,1 KB
Sắp xếp theo