Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ Các thành phần biệt lập

TOP 4 Đoạn văn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng nói lên cảm xúc của mình khi thưởng thức tác phẩm truyện, thơ, phim, ảnh, tượng...

Cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Mỗi tác phẩm văn nghệ để lại cho người đọc một ấn tượng, cảm xúc riêng. Qua 4 đoạn văn dưới đây, còn giúp các em biết cách sử dụng câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán,  nhanh chóng trả lời Câu 4 bài Các thành phần biệt lập trong SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 19.

Đề bài: Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Viết một đoạn văn nói về cảm xúc khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Mỗi tác phẩm văn học đều có vị trí riêng và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và có lẽ, tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương", trích trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ cũng là một tác phẩm như thế. Đọc "Chuyện người con gái Nam Xương", ai rồi cũng sẽ cảm thấy động lòng thương cảm trước câu chuyện của nàng Vũ Nương. Vũ Nương là hiện thân tiêu biểu cho những vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến Việt Nam - xinh đẹp, nết na, là người vợ đảm, mẹ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, cuộc đời của nàng lại gặp phải những bi kịch, bất hạnh. Chỉ vì một câu nói vu vơ của con trẻ mà nàng bị chồng nghi oan, để rồi khi không còn cách nào khác nàng đã lựa chọn cái chết để tự chứng minh cho sự trong sạch của mình. Đặc biệt, qua nhân vật Vũ Nương, tác giả Nguyễn Dữ không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ mà hơn thế nữa ông còn gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, loạn lạc đã gây ra nhiều khổ đau cho con người.

Đoạn văn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Trong kho tàng văn học đồ sộ, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc. Tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel - một chàng trai có nghị lực phi thường, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm. Anh chính là bức tượng đài bất tử trong lòng thế hệ thanh niên ở nước Nga. Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) - một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình. Chắc hẳn, khi đọc đến câu nói này, người đọc sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân vật này.

Thành phần tình thái: chắc hẳn

Viết đoạn văn nói về cảm xúc khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Hình ảnh Bác Hồ gắn bó với bao thế hệ con người Việt Nam và trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương đã thể hiện rõ tấm lòng thành kính của nhà thơ nói riêng và con người Việt Nam nói chung khi đứng trước lăng của Người. Bài thơ không chỉ khái quát, đưa đến cho bạn đọc cái nhìn cụ thể, rõ nét về hình ảnh lăng chủ tịch mà bên cạnh đó còn bộc bạch tình cảm, sự xúc động mạnh mẽ của một người con miền Nam lần đầu nhìn thấy Bác. Đó không còn là cảm xúc của một cá nhân mà là cảm xúc chung của tất cả những ai lần đầu nhìn thấy. Một con người dành trọn cuộc đời của mình bôn ba nước ngoài, gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước, giúp dân tộc thoát khỏi ách lầm than nô lệ thật đáng kính. Có thể nói, sự ra đi của Bác là sự mất mát to lớn của cả dân tộc. Đến những thế hệ sau này, khi bất cứ ai đứng trước lăng của Người, trong lòng cũng đều trào dâng những cảm xúc, xúc động. Tác giả Viễn Phương đã thay mặt những người lần đầu ở nơi xa xôi ra thăm Bác để viết lên cảm nhận của mình. Bài thơ khiến ta hiểu thêm, tự hào thêm và yêu thêm đất nước này, thế hệ trước thế hệ sau; người miền Nam kẻ ở Bắc, tất cả đều chung một tình cảm, một sự tôn kính dành cho Bác Hồ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc đồng thời góp phần làm phong phú kho tàng văn học của nước nhà.

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một biểu tượng của người nông dân nghèo khó nhưng mang nhiều vẻ đẹp tốt đẹp. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày. Tuy cái nghèo đói bủa vây, lão vẫn cố gắng duy trì rau cháo qua ngày, nhưng qua một trận ốm thập tử nhất sinh cuối cùng bần quá lão đã bán nó đi. Chứng kiến cảnh người ta bắt chó của mình đi và ánh mắt cầu cứu, van xin của Cậu Vàng, lão đã kể lại câu chuyện ấy với ông giáo bằng một tâm trạng vô cùng ăn năn, hối hận. Cuối cùng, sau khi gửi gắm mảnh vườn cho ông giáo, lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử, giống như cách lão đã lừa một con chó. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm