Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn" nói về công lao to lớn của cha mẹ. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

Đoạn văn giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn
Đoạn văn giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Nội dung sẽ bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 7. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết văn của mình.

Đoạn văn giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Đoạn văn mẫu số 1

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời răn dạy về công ơn lớn lao của cha mẹ, cũng như trách nhiệm của con cháu. Hai câu đầu sử dụng biện pháp so sánh, “công cha” với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi cao lớn, có địa hình hiểm trở; “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết, trong lành. Cả hai hình ảnh “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” đều cho thấy sự kì vĩ, lớn lao của tự nhiên. Ở đây, “công cha, nghĩa mẹ” vốn là những khái niệm trừu tượng, được so sánh với sự vật cụ thể như vậy nhằm giúp mỗi người hiểu được công lao của cha mẹ. Đến hai câu sau, tác giả dân gian muốn nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con. Cha mẹ không chỉ có công ơn sinh thành, mà còn dưỡng dục chúng ta nên người. Chính vì vậy, mỗi người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ. Hãy cố gắng học tập thật tốt, chăm chỉ rèn luyện để trở thành một con người có ích cho xã hội, từ đó khiến cho cha mẹ cảm thấy tự hào. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.

Đoạn văn mẫu số 2

Công ơn sinh thành của cha mẹ thật lớn lao, điều đó được gửi gắm qua bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn,/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha.Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Hai câu đầu, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh - “công cha, nghĩa mẹ” với “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”. Hình ảnh “núi Thái Sơn” là một ngọn núi rất hùng vĩ của Trung Quốc. Còn “nước trong nguồn” là dòng nước tinh ở đầu nguồn, thường tinh khiết và mát lành nhất. Ở đây, “công cha, nghĩa mẹ” vốn là những khái niệm trừu tượng, được so sánh với sự vật cụ thể giúp người đọc hiểu được công ơn lớn lao, sâu nặng của cha mẹ. Hai câu sau là lời nhắc nhở con cái cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ và giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con. Cha mẹ không chỉ ban cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi lớn, dạy dỗ chúng ta nên người. Từ đó, mỗi người cần hiểu được nỗi vả của cha mẹ để từ đó sống có trách nhiệm hơn. Những hành động như nói lời cảm ơn, yêu thương cha mẹ mỗi ngày. Hay cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Bài ca dao chỉ bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình.

Đoạn văn mẫu số 3

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao trên đã gửi gắm bài học sâu sắc. Hai câu đầu là hình ảnh so sánh “công cha” với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi cao lớn, có địa hình hiểm trở; “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết, trong lành. Công cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng, được so sánh với sự vật cụ thể như “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” nhằm giúp mỗi người hiểu rõ hơn về công ơn của cha mẹ. Với hai câu này, có thể hiểu được rằng, cha mẹ không chỉ có ơn sinh thành, mà còn chăm sóc, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. Công lao của cha mẹ không thể nào đong đếm được, vô cùng lớn lao và vĩ đại. Tiếp đến, hai câu sau: “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con. Hiểu được công ơn của cha mẹ, con cái phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ. Những hành động nhỏ bé như một lời chào mỗi khi đi học hay khi về nhà. Hay giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Hay tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức. Đó là “đạo hiếu” mà mỗi người cần phải ghi nhớ và thực hiện. Chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ - những người có công ơn sinh thành dưỡng dục, thì mới biết trân trọng những người xung quanh. Bài ca dao giàu hình ảnh, gửi gắm giá trị sâu sắc trong cuộc sống.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 395
  • Dung lượng: 137,3 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo