Định dạng GIF, PNG, JPG là gì?
Cùng là định dạng ảnh, nhưng không phải định dạng nào cũng giống nhau. Mỗi loại đều có những tính năng riêng, phù hợp với từng yêu cầu khác nhau của người dùng. Nếu bạn có thắc mắc về khái niệm các định dạng ảnh này, chúng dùng để làm gì? Như thế nào? Định dạng nào phổ biến nhất? Tại sao? Thì hãy xem qua bài viết sau đây.
Trong số các định dạng ảnh hiện nay, được sử dụng và biết tới nhiều nhất có lẽ là JPG, PNG và GIF. Hầu như bất kỳ tấm ảnh nào, thiết bị nào cũng đều được hỗ trợ, sử dụng các loại định dạng này.
Định dạng ảnh JPG là gì?
JPG ra đời vào nằm 1992, định dạng này có khả năng tương thích với hầu hết các trình duyệt Internet hiện nay mà không cần cài plugin rời. JPG được phát triển bởi JPEG (viết tắt của Joint Photographic Experts Group). Ra đời với mục tiêu trở thành định dạng ảnh chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau này do được tích hợp thêm công nghệ nén giống như các phần mềm nén và giải nén hiện nay (ZIP, ZAP, WinRAR...), JPG có khả năng tìm và nén các phần thừa của bức ảnh thành những vùng nhỏ và nhẹ hơn, nên thay vì mục đích ban đầu thì giờ đây, JPG được sử dụng chủ yếu để nén ảnh và lưu trữ ảnh là chủ yếu.
Ưu điểm của JPG
- Để có thể thấy rõ ưu điểm này của JPG, người ta đã thử nghiệm và cho kết quả, một bức ảnh với kích thước ban đầu là 1MB hoàn toàn có thể được nén lại chỉ còn 500KB hay thậm chí là 100KB. Với các website, tỷ lệ nén này cũng lên tới 60% - 75%.
- Là định dạng phổ biến nhất trên các thiết bị số cũng như Internet hiện nay.
- JPG được sử dụng tốt nhất trong các ảnh mẫu, ảnh chụp, ảnh có màu sắc phức tạp, hay màu tương phản.
Nhược điểm của JPG
- Tuy nhiên, có ưu điểm thì cũng có nhược điểm, JPG nén ảnh lại với kích thước tối thiểu thì đồng thời cũng làm giảm chất lượng ảnh đáng kể. Chính vì thế mà nó không thích hợp để sử dụng lưu các bức ảnh yêu cầu độ phân giải rõ nét.
- Một điểm nữa khiến JPG tuy khá phổ biến nhưng lại ít được sử dụng nhiều, đó là ngay cả khi sử dụng định dạng này để nén ảnh ở chất lượng tốt nhất thì chất lượng ảnh vẫn bị giảm đi ít nhiều. Tương tự, khi copy các ảnh có định dạng này, sau mỗi thao tác, chất lượng ảnh cũng bị ảnh hưởng (có thể thấy rõ điều này khi so sánh ảnh gốc với các ảnh sau khi nén và sao chép).
Định dạng ảnh GIF
Cũng giống như JPG, GIF xuất hiện từ khá sớm (năm 1987) và cũng được sử dụng rộng rãi trên mạng Internet. Graphics Interchange Format còn được hiểu là "Định dạng trao đổi hình ảnh", mục đích ban đầu của định dạng này là nhằm trao đổi, truyền tải nhanh hơn qua các đường truyền chậm.
Ưu điểm của GIF
- GIF thực chất là một tập tin màu 8-bit, có khả năng hỗ trợ lưu hình ảnh với màu trong suốt và hỗ trợ các hình ảnh động. Nhờ bảng màu lên tới 256 màu khác nhau, định dạng này cho phép nén nhiều hình ảnh mà không làm thay đổi chất lượng.
- Sử dụng tốt nhất với các icon nhỏ, ảnh ít màu sắc, ảnh chuyển động và ảnh mẫu.
- Có thể sử dụng ngay cả khi đường truyền không được tốt.
- Dung lượng có thể nhẹ hơn cả JPEG, do thể hiện ít màu sắc trên ảnh hơn.
- Dữ liệu (ảnh) sau khi nén không bị mất như JPG (vẫn giữ được bản gốc).
Nhược điểm của GIF
- Với những hình ảnh có nhiều hơn 256 màu cơ bản của GIF thì định dạng này không phù hợp để nén.
Định dạng PNG
Portable Network Graphics (ra đời năm 1990) là định dạng ảnh sử dụng giải pháp nén dữ liệu mới nhưng không làm mất đi dữ liệu gốc. Có thể coi đây là định dạng được phát triển nhằm thay thế cho GIF. Vừa hỗ trợ màu 8-bit như GIF, lại vừa có bảng màu 24-bit RGB như JPG.
Ưu điểm của PNG
- PNG ưu việt hơn cả hai định dạng trên ở chỗ, nó có thể nén ảnh tối đa ngang các định dạng khác mà không làm giảm chất lượng ảnh.
- Dung lượng ảnh của PNG nhẹ hơn GIF.
- Có thể nén ảnh nhưng vẫn như được file không (tốt hơn JPG).
- Khả năng hỗ trợ điểm ảnh trong suốt giúp PNG có thể đặt trên bất kỳ ảnh nền nào mà không ảnh hưởng tới ảnh chính.
- Sử dụng tốt nhất cho các logo, ảnh trên website, ảnh trong quá trình sửa chữa, hoặc các bức ảnh không quan trong dung lượng bằng chi tiết ảnh.
Nhược điểm của PNG
- Dung lượng ảnh của PNG khá lớn (nếu chỉ xét về ảnh bình thường).
- Thường khó, không thể sử dụng trên các trình duyệt web cũ.
Tóm lại, GIF, PNG, và JPG là 3 định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay. Mỗi định dạng đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, tùy theo nhu cầu của công việc mà chúng ta sẽ sử dụng từng định dạng cho phù hợp.