Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam Soạn Địa 8 sách Cánh diều trang 121, 122, 123, 124
Giải Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 8 Cánh diều trang 121, 122, 123, 124.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 8 Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Cánh diều Bài 8
I. Tác động của biến đổi khí hậu
Câu 1: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta. Lấy ví cụ thể.
Trả lời:
♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:
- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.
- Biến động lượng mưa:
- Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.
- Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.
- Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:
- Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.
- Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.
- Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.
- Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.
♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.
Câu 2: Đọc thông tin, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.
Trả lời:
♦ Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:
- Thay đổi chế độ dòng chảy: Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.
- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.
- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.
♦ Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.
II. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Đọc thông tin, hãy cho biết có những nhóm giải pháp nào để ứng phó với biến đổi khí hậu. Lấy ví dụ cụ thể cho một số giải pháp mà em biết.
Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 8 Cánh diều Bài 8
Luyện tập 1
Vẽ sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thuỷ văn nước ta.
Luyện tập 2
Hoàn thiện bảng về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta theo mẫu sau và ghi vào vở ghi bài.
Nhóm giải pháp thích ứng | Nhóm giải pháp giảm nhẹ |
? | ? |
Trả lời:
Nhóm giải pháp thích ứng | Nhóm giải pháp giảm nhẹ |
- Thay đổi cơ cấu mùa vụ. - Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển. - Xây dựng các cơ sở sản xuất gây ít ô nhiễm môi trường. - Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng. - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. | - Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. - Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế phải. - Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái chế. - Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức và biến đổi khí hậu |
Vận dụng
Hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiện vụ 1. Hãy tìn hiểu và viết báo cáo ngắn về những hành động có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em.
- Nhiệm vụ 2. Hãy nêu một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Trả lời:
- Bài tham khảo nhiệm vụ 1: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.
- Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.
- Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.
- Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.
- Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…
- Bài tham khảo nhiệm vụ 2: một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
- Không vứt rác bừa bãi.
- Sử dụng hợp lí tiết kiệm điện và nguồn nước.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.