Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc Soạn Địa 11 Cánh diều trang 125, 126, ..., 131

Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 26: Kinh tế Trung Quốc thuộc phần hai: Địa lý khu vực và quốc gia.

Soạn Địa lí 11 Bài 26 Cánh diều giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Giải SGK Địa lí 11 Bài 26 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc.

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 26

Luyện tập 1

Dựa vào hình 26.1, hãy nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

Gợi ý đáp án

- Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu.

- Một số trung tâm công nghiệp ở vùng bồn địa, sơn nguyên nội địa như Lan Châu, Côn Minh, Thành Đô.

- Chỉ có 1 trung tâm công nghiệp ở phía tây rộng lớn là U-rum-mi.

Luyện tập 2

Dựa vào bảng 26.6, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và 2020. Rút ra nhận xét.

Gợi ý đáp án

Vẽ biểu đồ:

- Xử lí số liệu: Bảng cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và 2020 (Đơn vị: %)

- Vẽ biểu đồ:

♦ Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và 2020 có sự thay đổi, tăng tỉ trọng trị giá xuất khẩu và giảm tỉ trọng trị giá nhập khẩu song vẫn duy trì tỉ trọng trị giá xuất khẩu cao hơn trị giá nhập khẩu.

- Trị giá xuất khẩu năm 2000 chiếm 53,1 % tỉ trọng, đến năm 2020 đã tăng lên 53,6%, tăng 0,5%.

- Trị giá nhập khẩu năm 2000 chiếm 46,9 % tỉ trọng, đến năm 2020 đã giảm xuống 46,4%, giảm 0,5%.

Vận dụng

Tìm kiếm các thông tin và liên hệ thực tế, hãy nêu các biểu hiện về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Gợi ý đáp án

(*) Thông tin tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 02
  • Lượt xem: 119
  • Dung lượng: 168,2 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo