Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1) Đề thi thử THPT 2017 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1) là tài liệu tham khảo hay dành cho các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý và luyện thi Đại học khối C. Sau đây, mời các bạn cùng tải về đề thi thử môn Địa lý để ôn luyện và cũng cố thêm kiến thức của mình cho kỳ thi Đại học 2017 đạt kết quả tốt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh - Đề 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017

Môn: ĐỊA LÍ - 12

Ngày thi: 21/1/2017

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Mã đề 142

Câu 1: Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ là:

A. Duyển hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp

B. Do kinh tế phát triển, người dân có kinh nghiệm kinh doanh du lịch

C. Do vị trí Nam Trung Bộ thuận lợi hơn

D. Vùng biển Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều, không có gió mùa Đông Bắc.

Câu 2: Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì:

A. Sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lí

B. Nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp

C. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng

D. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của nước ta hiện còn cao

Câu 3: Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn nhằm:

A. Phân bố lại dân cư

B. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị

C. Giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội

D. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

Câu 4: Cho bảng số liệu:

LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2013

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

Tổng số

Chia ra

Nông - lâm - thủy sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

2000

37 075

24 136

4 857

8 082

2013

52 208

24 399

11 086

16 723

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2015)

Để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ tròn

Câu 5: Thế mạnh tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Vùng biển có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao

B. Vùng biển ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc

C. Bờ biển có nhiều vịnh để xây dựng cảng cá

D. Đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá và các loại hải sản

Câu 6: Sau đổi mới, thị trường buôn bán nước ta ngày càng được mở rộng theo hướng:

A. Mở rộng toàn thế giới B. Đa dạng hóa, đa phương hóa

C. Mở rộng sang các nước Đông Nam Á D. Các nước phát triển và đang phát triển

Câu 7: Để nâng cao chất lượng lao động ở nước ta cần phải:

A. Tổ chức hướng nghiệp dạy nghề B. Phát triển các ngành thủ công mĩ nghệ

C. Hình thành các cơ sở giới thiệu việc làm D. Phát triển giáo dục đào tạo

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

A. Sông Hồng B. Sông Đồng Nai C. Sông Cửu Long D. Sông Thái Bình

Câu 9: Cho biểu đồ:

Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng

A. Tổng diện tích rừng, độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.

B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục

C. Tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng đều tăng

D. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng liên tục.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me được phân bố nhiều nhất ở vùng:

A. Tây Nguyên B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Đông Bắc

Câu 11: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi phức tạp chủ yếu do:

A. tác động của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam

B. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi

C. tác động của biển và hướng các dãy núi

D. tác động của gió mùa tây nam và hướng các dãy núi.

Câu 12: Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, nhóm cây trồng giữ vị trí lớn nhất là:

A. Cây ăn quả B. Cây lương thực C. Cây công nghiệp D. Cây rau đậu

Câu 13: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái của vùng:

A. cận nhiệt đới gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa.

C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. xích đạo gió mùa.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vân Đồn B. Hòn La C. Vũng Áng D. Nghi Sơn

Câu 15: Tập đoàn cây vụ đông được phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng là nhờ đặc điểm:

A. Nguồn nước phong phú B. Đất đai màu mỡ

C. Khí hậu mùa đông lạnh có 3 tháng lạnh D. Ít có thiên tai

Câu 16: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng:

A. Điều hòa nguồn nước B. Chắn gió, bão

C. Hạn chế tác hại của lũ D. Chắn gió, bão biển, nạn cát bay

Câu 17: Cấu trúc địa hình nước ta có hai hướng chính là:

A. Hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung B. Hướng bắc - nam và hướng vòng cung

C. Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung D. Hướng đông - tây và hướng vòng cung

Câu 18: Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với:

A. Sản xuất lương thực và thực phẩm B. Bảo vệ và phát triển rừng

C. Vấn đề thủy lợi D. Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư miền núi.

Câu 19: Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta năm 2005 và 2014

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Cơ cấu lao động theo ngành không có sự thay đổi.

B. Tổng số lao động nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên.

C. Tỉ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư nghiệp thấp nhất.

D. Cơ cấu lao động của nước ta đang chuyển dịch phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa đất nước.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là

A. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.

B. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến

C. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.

D. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 21: Địa hình đồi trung du thể hiện rõ nhất ở:

A. rìa phía tây và tây nam đồng bằng sông Hồng.

B. rìa phía bắc và đông bắc đồng bằng sông Hồng.

C. rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hông.

D. rìa phía đông và đông nam đồng bằng sông Hồng

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào nằm ở vùng Tây Nguyên?

A. Lệ Thanh, Bờ Y

B. Tịnh Biên, Vĩnh Xương

C. Lao Bảo, Cầu Treo

D. Lào Cai, Móng Cái

Câu 23: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:

A. Bắc Trung Bộ B. Đông Nam Bộ C. Tây Bắc D. Tây Nguyên

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta, nhận định nào sau đây đúng nhất:

A. Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh

B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh

D. Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh,, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 25: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào thời kì nào của mùa đông ở miền Bắc nước ta:

A. Đầu và giữa mùa đông B. Nửa đầu mùa đông

C. Cuối mùa đông D. Giữa mùa đông

Câu 26: Ngành công nghiệp được coi là ngành trẻ nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là:

A. Hóa dầu B. Sản xuất hàng tiêu dùng

C. Chế biến lương thực, thực phẩm D. Luyện kim

Câu 27: Sự khác nhau rõ nét về địa hình giữa sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn Nam là:

A. Địa hình cao hơn phía đông cao hơn phía tây B. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét

C. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên D. Địa hình của sườn đông thoải, phía tây dốc

Câu 28: Trong các vùng sau, vùng có tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở cao nhất cả nước

A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải miền Trung

Câu 29: Cho bảng số liệu:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 - 2014

Năm

Số dân thành thị (triệu người)

Tỉ lệ dân thành thị (%)

1979

10,1

19,2

1989

12,5

19,4

1999

18,8

23,7

2014

30,0

33,1

Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột

C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ kết hợp cột và đường

Câu 30: Các ngành kinh tế biển quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng là:

A. Khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển B. Làm muối, đánh bắt thủy sản

C. Giao thông vận tải, du lịch, và nuôi trồng thủy sản D. Giao thông vận tải biển, du lịch và làm muối

Câu 31: Hoạt động của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. Kéo dài liên tục trong hai tháng

B. Không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt

C. Mạnh vào đầu và giữa mùa đông, bị suy yếu vào cuối mùa đông

D. Kéo dài liên tục trong ba tháng

Câu 32: Nước ta cần phải phân bố lại dân cư giữa các vùng vì:

A. Mật độ dân số chênh lệch giữa các vùng B. Dân số đông

C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc D. Dân số tăng nhanh

Câu 33: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:

A. từ sông Mã tới dãy Bạch Mã. B. nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

C. dãy Hoành Sơn tới dãy Bạch Mã D. nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong 7 vùng kinh tế ở nước ta vùng nào có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất?

A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 35: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở vùng phía Nam chủ yếu là do:

A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn

B. Vị trí xa nguồn nguyên liệu

C. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường

D. Nhu cầu về điện không cao như ở các tỉnh phía Bắc

Câu 36: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2014

(Đơn vị: triệu người)

Năm

1990

1995

2000

2007

2014

Tổng số

66 016 600

71 995 500

77 630 900

84 218 500

90 728 900

Dân số nam

32 208 800

35 327 400

38 165 300

41 447 300

44 758 100

Dân số nữ

33 813 900

36 758 100

39 465 900

45 970 80

45 970 800

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên:

A. Tổng số dân và dân số nam đang tăng B. Tốc độ tăng dân số nữ chậm hơn dân số nam

C. Dân số nam tăng nhanh hơn dân số nữ D. Dân số nước ta đang già hóa

Câu 37: Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng:

A. vùng biển bao gồm nội thủy và lãnh hải B. phía trong của lãnh hải

C. vùng biển tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở D. phía ngoài đường cơ sở

Câu 38: Địa hình núi đá vôi phân bố nhiều nhất ở vùng núi:

A. Vùng núi Tây Bắc. C. Vùng núi Trường Sơn Bắc

C. Vùng núi Đông Bắc D. Vùng núi Trường Sơn Nam

Câu 39: Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là:

A. Chính sách hướng gia xuất khẩu, tự do hóa thương mại

B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định thương mại với Hoa Kì.

C. Giá thành sản phẩm xuất khẩu thấp

D. Hàng hóa của nước ta được nhiều nước ưa dùng

Câu 40: Ngành công nghiệp được coi là ngành trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là:

A. công nghiệp khai thác khoáng sản B. công nghiệp hóa dầu

C. công nghiệp điện tử - tin học D. công nghiệp chế biến - lương thực, thực phẩm

----------Hết----------

(Đề thi gồm 06 trang)

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo