Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử liên trường THPT Nghệ An - Lần 1 Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sử năm 2018
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử liên trường THPT Nghệ An - Lần 1 là tài liệu mà Download.vn muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo. Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử môn Lịch sử dưới đây nhé!
Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sử năm 2018
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT
(Đề thi có 4 trang) | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Công lao đầu tiên to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1925 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
B. Chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự thành lập Đảng.
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
Câu 2: Cho các dữ liệu sau:
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 3. Việt Nam Quốc dân Đảng.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập. 4. Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sắp xếp các dữ liệu trên cho đúng trình tự thời gian.
A. 1,3,2,4 B. 1,3,4,2 C. 2,1,3,4 D. 1,2,3,4
Câu 3: Thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là gì?
A. Sự chênh lệch về trình độ.
B. Sự chi phối của các công ty đa quốc gia.
C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
D. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.
Câu 4: Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
A. kháng chiến toàn diện và liên kết với nhân dân Lào, CamPuChia.
B. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
C. kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện và kháng chiến trường kì.
D. toàn dân kháng chiến và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
Câu 5: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất để lại cho thế giới trong suốt thời gian chiến tranh lạnh là
A. các nước chi một khối lượng lớn về tiền của và sức người để sản xuất vũ khí.
B. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.
C. luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
D. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
Câu 6: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
A. Khai thông đường liên lạc của ta với các nước XHCN.
B. Quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 7: Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX
A. sự mâu thuẫn về chủ trương cứu nước trong tầng lớp văn thân sỹ phu.
B. thể hiện sự khủng hoảng về phương pháp cách mạng.
C. hoàn toàn đối lập nhau.
D. khác nhau về phương pháp, thống nhất về mục tiêu.
Câu 8: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
C. diễn ra với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
D. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
Câu 9: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã
A. được thực dân Pháp dung dưỡng.
B. bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề.
C. bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
D. được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực.
Câu 10: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là
A. việc quản lý, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.
B. sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kỳ 1924 - 1929.
C. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
D. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.
Câu 11: Yếu tố cơ bản nào khiến âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại ở Gia Định?
A. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm.
B. Địa hình Gia Định nhiều sông rạch.
C. Quân đội triều đình chủ động đánh giặc.
D. Nhân dân Gia Định chủ động đánh Pháp.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy” vì
A. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh.
B. phong trào đấu tranh nghị trường ở Mĩ Latinh diễn ra mạnh mẽ.
C. Mĩ Latinh khôi phục được chủ quyền.
D. nền kinh tế Mĩ Latinh có những chuyển biến mạnh mẽ.
Câu 13: So với giai đoạn 1946 - 1950, điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 là gì?
A. Chống thực dân Pháp và tay sai.
B. Chống thực dân Pháp và các đảng phái phản động.
C. Chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
D. Chống thực dân Pháp và phong kiến.
Câu 14: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào dân chủ và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 15: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những khó khăn gì?
A. Nạn đói, nạn dốt, nội phản.
B. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản.
C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng.
D. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.
D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc.
Câu 17: Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập Mặt trận với tên gọi là gì?
A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 18: Cuối năm 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh”.
B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc.
C. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân.
Câu 19: Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế.
B. Nhanh chóng chớp thời cơ thuận lợi.
C. Tập hợp các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
Câu 20: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ( tháng 5 - 1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Góp phần cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B. Đề cao chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng thời kỳ này.
D. Đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 21: Hình thức đấu tranh chủ yếu của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. đấu tranh nghị trường. B. khởi nghĩa vũ trang.
C. đấu tranh chính trị. D. khởi nghĩa từng phần.
Câu 22: Từ kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, kết luận quan trọng nào được rút ra để giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế hiện nay?
A. Trong chiến tranh, thắng lợi không thuộc về kẻ mạnh.
B. Thắng lợi không thuộc về kẻ phi nghĩa.
C. Cần tập hợp và đoàn kết lực lượng.
D. Chính nghĩa và thắng lợi luôn thuộc về nhân dân.
Câu 23: Chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi cho quân Trung Hoa Dân quốc (từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946) của Đảng đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với quân sự.
B. Mở rộng các mối quan hệ Quốc tế.
C. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại.
D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với chính trị .
Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu sự “khởi sắc’’ của ASEAN?
A. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) năm 1967.
B. Thành lập tổ chức liên minh vì tiến bộ năm 1961.
C. Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) tháng 2 - 1976.
D. Kí bản Hiến chương ASEAN năm 2007.
Câu 25: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật là
A. góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ.
B. góp phần vào thắng lợi của cách mạng Châu Á.
C. góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân.
D. góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Câu 26: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phong trào chịu ảnh hưởng của tư tưởng vô sản.
B. Phong trào đã thể hiện ý thức kỉ luật.
C. Phong trào còn mang tính tự phát.
D. Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết.
Câu 27: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 nêu cao khẩu hiệu
A. “Chống đế quốc và chống phong kiến”.
B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian”.
C. “Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.
D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất về tay dân cày”.
Câu 28: Khẩu hiệu nào do Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu lên trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A. “Tiêu diệt hết quân địch ở Điện Biên Phủ”.
B. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”.
C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
D. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
Câu 29: Mục đích chủ yếu khi thành lập tổ chức Liên hợp quốc là
A. thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. thống nhất hành động giữa các cường quốc.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. nhất thể hóa sự phát triển kinh tế, văn hóa thế giới.
Câu 30: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm 1930) là
A. xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
B. xác định lực lượng tham gia cách mạng là công nhân và tiểu tư sản.
C. xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam.
D. xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp và tư sản.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file để xem thêm nội dung chi tiết.