40 đề luyện thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9

Trọn bộ tài liệu 40 đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 được Download.vn đăng tải sau đây. Các đề thi bám sát chương trình học trên lớp cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

Để có thể đánh giá được năng lực của bản thân cũng như trau dồi thêm kiến thức về môn Ngữ văn lớp 9, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo 40 đề luyện thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn 9 có đáp án. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những câu hỏi và gợi ý trả lời giúp các bạn học sinh có thể định hướng và làm bài một cách tốt hơn.

Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.

Câu 3. (2,0 diểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng).

Phần II. Làm văn (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ sau

Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh

(Nguyễn Sĩ Đại)

Câu 2. (10,0 điểm)

Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

6.0

1

- Văn bản nói về cách nhìn cuộc sống của các bạn trẻ.

- Đưa ra lời khuyên quý giá về sự trưởng thành: dám chấp nhận

và đối mặt với thử thách cuộc sống.

1.0

2

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Đi qua (sống, trải qua), hoa hồng (niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công…), chông gai (nỗi buồn, khó khăn, thất bại…)

-Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hình ảnh, gợi cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả suy nghĩ của người viết, qua đó, giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc ở tương lai phía trước, chúng ta có

thể phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách.

0.5

0.5

3

Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó,

sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.Bởi vì:

- Cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy, bản thân nó luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách.

- Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, thậm chỉ phải trả giá bằng nhiều thứ, không chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta trưởng thành hơn trong tương lai.

- Điều quan trọng là mỗi người cần có đủ dũng khí để đương đầu với nghịch cảnh, với khó khăn của cuộc đời.

0,5

1,0

0,5

4

Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất

theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Sau đây là vài gợi ý:

- Tuổi trẻ sống phải có bản lĩnh, kiên cường

1.0

- Ước mơ và hoài bão luôn gắn với với tuổi trẻ

- Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý

chí, nghị lực

* Lí giải hợp lí, thuyết phục

1,0

II

Làm văn

1

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ

về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

(Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé.

0.25

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích: Tác giả đặt ra một đối lập giữa ”người”,”kẻ” với”ta”: Nếu”người”và”kẻ”(chỉ những người khác) đều muốn làm những việc lớn lao là”vá trời lấp bể”,”đắp lũy xây thành”– cách nói khoa trương để chỉ những ước muốn to lớn, thậm chí phi thường của con người…thì”ta”– chỉ đơn giản ý thức một cách khiêm tốn và thực tế”chỉ là chiếc lá”bé nhỏ.

-> Nguyễn Sĩ Đại đã nêu lên một quan điểm sống của chính tác giả: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé, ý thức được”việc của mình là xanh”,là cống hiến.

-Phân tích, chứng minh

+Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ ước của riêng mình. Có người có những mơ ước kì vĩ, lớn lao”dời non lấp bể”,”đắp lũy xây thành”. Lại có người chỉ mơ ước bình dị, thiết thực: có một gia đình bình yên; có một công việc ổn định…

(Dẫn chứng: Những người”vá trời lấp bể”,”đắp lũy xây thành”ai cũng biết tuổi tên…Những người lặng thầm cống hiến, bình dị nhưng có ý nghĩa cho đời…)

+ Suy nghĩ của Nguyễn Sĩ Đại từ góc độ cá nhân, tự ý thức về bản thân: bé nhỏ, thậm chí có thể khuất lấp giữa muôn người chỉ như chiếc lá bé nhỏ…Nhưng dù”chỉ là chiếc lá”vẫn phải sống bằng đời của lá, nghĩa là”phải xanh”, phải ý thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của mình với cuộc đời.

+ Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ ấy khiến con người không tự huyễn hoặc hay ảo tưởng về bản thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Đây là biểu hiện sự từ tốn ngay từ ước mơ: không qúa lớn lao ngoài năng lực của mình; dù nhỏ bé nhưng không có nghĩa là vô nghĩa. Vì nhỏ bé, nên mơ ước dễ trở thành hiện thực, mang đến niềm vui sống cho con người...

- Bàn luận mở rộng:

+ Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình; tự cao cho mình làm nên những điều to lớn, nhưng lại chỉ là sự trống rỗng một cách vô duyên…

+ Lại có người tự ti cho rằng”mình chỉ là chiếc lá”nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn

0,25

0,75

1,5

0,5


đấu…đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn…

Những biểu hiện này cần bị phê phán…

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù

hợp:

+ Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân. Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi.

+ Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Ước mơ và phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực…

+ Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi

nơi, mọi lúc…

0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu

sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng

từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25

2

Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

10

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

(0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:

– Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).

– Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy.

-> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi.

3.2. Bình luận sức mạnh của thơ

a. Công dụng trước hết của thơ là gọi tên sự vật: Mọi loại

(9.0)

1,0

1,0

hình nghệ thuật đều phải lấy hiện thực làm chất liệu sáng tác

cho mình. Một tác phẩm thơ có giá trị phải bắt rễ thật chặt với

hiện thực cuộc sống để phản ánh một cách trung thực, sinh

động những vấn đề tiêu biểu, điển hình trong cuộc sống.

b. Không chỉ gọi tên sự vật, thơ ca”tự phá tung mở rộng ra, gọi

đến xung quanh nó những cảm xúc, hình ảnh, toả ra... vùng

ánh sáng động đậy”:

- Vùng ánh sáng trong tác phẩm thơ: đó là ánh sáng của những

kí thác, tâm sự, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mãnh liệt của tác

giả gửi gắm vào tác phẩm của mình, có khả năng tung toả, mở

rộng, khơi gợi cảm xúc, hình ảnh về cuộc sống; đặc biệt

chiếu toả, soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta

nhìn, óc ta nghĩ, lay thức tâm hồn ta những tình cảm tốt đẹp:

biết rung động, say mê trước cái đẹp; biết buồn, vui, yêu ghét,

căm thù; biết cho và nhận, hưởng thụ và cống hiến... từ đó

hướng đến cải tạo xã hội, hoàn thiện tâm hồn, nhân cách mỗi

người.

c. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy: Cái đẹp của hiện

thực hay thế giới tâm hồn con người trong thơ được thể hiện ở

sức gợi”bằng ngôn ngữ có tính hàm súc của nghệ thuật, mang

hơi thở cuộc đời, cảm xúc tâm hồn con người, thể hiện qua từ

ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh... Đó là thứ ngôn ngữ có giá

trị thẩm mĩ cao, gắn với cá tính, phong cách riêng của người

nghệ sĩ.

-> Nguyễn Đình Thi đã khái quát vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về

giá trị sức mạnh của thơ ca trong việc phản ánh hiện thực và

khơi gợi những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp cho mỗi người (gắn

với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận)

3.3. Chứng minh

1,0

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

* Chứng minh nhận định vào tác phẩm

1,0

a) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã”gọi tên sự vật”bằng sự

phản ánh chân thực, sinh động về hiện thực (Khái quát được

hiện thực không khí lao động dựng xây CNXH ở miền Bắc

những năm 1958; hoàn cảnh ra đời bài thơ gắn với sự thay đổi

tư tưởng của Huy Cận về cuộc sống.)

b)

2,0

- Thi phẩm Đoàn thuyền đánh cá là sự”giải toả”những cảm

xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp hoà hợp giữa bức tranh thiên

nhiên, vũ trụ với người lao động, qua đó thể hiện tình yêu cuộc

sống, niềm lạc quan, tin yêu phơi phới của nhà thơ trước cuộc

đời, con người. (Phân tích, làm rõ vẻ đẹp hoà hợp giữa thiên

nhiên và người lao động ở 3 phần, theo trình tự chuyến ra khơi

đánh cá cùng những tình cảm của nhà thơ trong tác phẩm)

- Bài thơ đã tác động sâu sắc tới người đọc, giúp ta nhận ra vẻ

đẹp và giá trị thực sự của cuộc sống, thôi thúc ta sống có hoài bão, lí tưởng, biết yêu thiên nhiên, đất nước, hăng say lao động để góp phần dựng xây Tổ quốc.

c)”Sức gợi”cảm xúc, tình cảm con người trước hiện thực cuộc sống ở Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở dấu ấn đặc sắc về ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện (Phân tích, làm rõ giá trị nghệ thuật ở các phương diện: thể thơ 7 chữ; âm hưởng hào hùng, khoẻ khoắn; hình ảnh liên tưởng, kì vĩ; bút pháp pháp khoa trương, phóng đại, lãng mạn, bay bổng; sử dụng kết hợp hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như kết cấu lặp lại, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ, liệt kê, nói quá, từ láy...)

4. Đánh giá, nâng cao

– Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, tính nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ – đặc trưng cơ bản của thơ ca văn học.

- Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn ở các hình tượng nghệ thuật, hình ảnh, nhạc điệu... Làm sao đó để thông qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi trong thơ, người đọc như nhận ra cả thể giới đang hiện hữu, nhận ra chính mình ở trong đó, thêm hiểu về con người và bản thân mình hơn.

- Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ gắn với thời đại, xã hội, con người cụ thể bằng cảm xúc chân thành của bản thân và sự đồng sáng tạo với

người nghệ sĩ trong tác phẩm thơ ca.

2,0

1,0

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu

sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

(0,25)

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

(0,25)

Tham khảo chi tiết toàn bộ đề thi tại file Tải về.

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 11.054
  • Lượt xem: 99.036
  • Dung lượng: 1,2 MB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan