-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Sinh học Ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Sinh học
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Sinh học gồm 10 trang được biên soạn rất chi tiết gồm tất cả kiến thức lý thuyết quan trọng và trọng tâm nhất của môn Sinh học để các em ôn thi THPT Quốc gia 2024 hiệu quả hơn.
Đề cương Sinh học thi THPT Quốc gia 2024 là tài liệu vô cùng quan trọng, giúp các em nắm vững kiến thức đã học trên lớp cũng như ôn luyện thêm các bài tập nâng cao, hỗ trợ quá trình tự học Sinh học hiệu quả. Bên cạnh đề cương ôn tập Sinh học 12 thi THPT Quốc gia các bạn tham khảo thêm đề cương môn Tiếng Anh.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Sinh học
Khái niệm gen
- Khái niệm gen: Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit.
- Cấu trúc gen: 3 vùng là vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc.
- Mạch mã gốc theo chiều 3'-5', mạch bổ sung theo chiều 5'-3'.
- Mã di truyền: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các Nu trên mạch mã gốc trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong Protein.
Đặc điểm mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba (cứ ba nucclêôtit trên mạch mã gốc của ADN qui định một axit amin), mã không gối tính phổ biến – tính thoái hóa – tính đặc hiệu.
- Phân biệt: Côđon, triplet, anticôđon.
Quá trình nhân đôi ADN
- Nguyên tắc nhân đôi của ADN: Theo nguyên tắc bán bảo toàn (phân tử ADN mới hình thành một mạch được tổng hợp mới từ môi trường và một mạch từ ADN mẹ) và nguyên tắc bổ sung (A liên kết T bằng 2 liên kết H, T liên kết A bằng 2 liên kết H, G liên kết X bằng 3 liên kết H, X liên kết G bằng 3 liên kết).
- Enzim tham gia chính là ADN-pôlimêraza giúp các Nu, ARN.
- Vị trí – thời điểm: Xảy ra trong nhân tế bào, kì trung gian (pha S).
- Diễn biến: 3 bước
- Tháo xoắn ADN: Enzim tháo xoắn gắn vào ADN làm tháo xoắn ADN, enzim ADN gắn vào vùng điều hòa của gen.
- Tổng hợp mạch ADN mới, các Nu tự do từ môi trường đến bổ sung với các Nu trên mỗi mạch của ADN mẹ.
- Kết quả: Sau 1 lần nhân đôi; từ 1 ADN mẹ 2 ADN con giống hệt nhau và giống mẹ.
Cấu trúc và chức năng các loại ARN
- mARN
- tARN
- rARN
Quá trình tổng hợp ARN
- Vị trí – thời điểm (xảy ra ở kỳ trung gian-Pha S).
- Diễn biến:
- Tháo xoắn ADN, ARN-pôlimêraza gắn vào gen tại vùng điều hoà, trượt theo chiều 3'-5' của mạch mã gốc và các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào đến bổ sung theo nguyên tắc bổ sung với mạch mã gốc(A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và ngược lại).
- Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
- Kết quả: Sau 1 lần phiên mã, từ 1 ADN mã 1mARN, 1rARN, 1tARN.
Khái niệm điều hòa hoạt động gen
Điều hoà hoạt động gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra, giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết.
Ở sinh vật nhân sơ thì cơ chế điều hoà chủ yếu ở mức phiên mã, ở sinh vật nhân sơ việc điều chỉnh hoạt động gen xảy ra ở nhiều cấp độ: Tháo xoắn NST, cấp phiên mã, cấp dịch mã, sau phiên mã.
Đột biến gen
* Phân biệt đột biến và thể đột biến
- Đột biến gen: là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm) hoặc một số cặp nu
- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình cơ thể bị đột
biến
- Các dạng đột biến gen:
- Đột biến thay thế một cặp Nu. Đột biến điểm (Thay cặp T- A = A - T (HC liềm))
- Đột biến thêm hoặc mất một cặp Nu. Đột biến dịch khung
* Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Nguyên nhân: bên trong (rối loạn sinh lí hóa sinh tế bào)
- Bên ngoài (tác nhân vật lí, hóa học, sinh học)
- Cơ chế:
- Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN
- Tác động của tác nhân gây đột biến.
* Hậu quả:
- Biến đổi cấu trúc mARN, thay đổi 1 hoặc 1 số tính trạng
- Đa số là có hại, một ít có lợi và trung tính
- Mức độ gây hại phụ thuộc vài tổ hợp gen chứa nó và môi trường sống
* Ý nghĩa: cung cấp nguyên liệu cho chọn giồng và tiến hóa.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Sinh học

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Toán trường THPT Trần Đại Nghĩa, Đồng Nai
500 câu hỏi ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Lịch sử
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2024
Tóm tắt kiến thức môn Sinh học lớp 12
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Sở GD&ĐT Hải Phòng
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trường THPT chuyên Hưng Yên (lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 2)
Thi THPT QG tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
50.000+ 1 -
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
5.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc
50.000+ -
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
5.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2023 - 2024
50.000+ -
Phân tích bài thơ Cảm ơn đất nước của Huỳnh Thanh Hồng
5.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
100.000+ 1 -
Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
5.000+ -
123 Mẫu bìa giáo án đẹp - Tổng hợp mẫu bìa đẹp cho Giáo viên
100.000+ -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện
100.000+