Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018 - 2019 Đề thi học kì 2 môn Sử lớp 12

Với mong muốn cung cấp thật nhiều tài liệu ôn tập hữu ích đến các bạn học sinh, Download.vn xin gửi đến các bạn Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018 - 2019.

Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bám sát nội dung chương trình học của môn Lịch sử lớp 12 để giúp các bạn dễ dàng ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 2. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Về kiến thức: Yêu cầu học sinh nắm được các kiến thức cơ bản ở chương trình học kì II gồm: bài 20 của chương III, chương IV và chương V với những nội dung cơ bản sau.

GIAI ĐOẠN

NỘI DUNG CHÍNH

VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954).

+ Âm mưu mới của Pháp- Mĩ. Kế hoạch Nava.

+ Chủ trương của ta và diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

+ Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

+ Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

VIỆT NAM

TỪ

1954 ĐẾN 1975

- Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương:

+ Tình hình và nhiệm vụ miền Bắc.

+ Tình hình và nhiệm vụ của miền Nam.

+ Nhiệm vụ và mối quan hệ của cách mạng hai miền.

- Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960).

+ Nguyên nhân dẫn tới phong trào bùng nổ.

+ Diễn biến của phong trào.

+ Kết quả và ý nghĩa của phong trào.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960): Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội.

- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).

+ Nhiệm vụ của miền Bắc.

+ Thành tựu, ý nghĩa mà miền Bắc đạt được khi thực hiện kế hoạch.

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam.

+ Nội dung của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam:

+ Nội dung của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

+ Âm mưu, hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

+ Những thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1965 – 1968) và lần thứ hai (1972).

+ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ.

+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc.

- Vai trò hậu phương của miền Bắc trong chiến tranh.

- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973).

+ Nội dung của chiến lược.

+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược.

+ Những thắng lợi chung của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

- Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

+ Trình bày và phân tích chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta.

+ Trình bày diễn biến, ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 thông qua 3 chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh

+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NĂM 2000

- Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975):

+ Nêu và phân tích được bối cảnh, thuận lợi, khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.

+ Nguyên nhân, quá trình, ý nghĩa thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976).

- Đường lối đổi mới của Đảng:

+ Hiểu được hoàn cảnh tiến hành đổi mới của Đảng.

+ Nội dung cơ bản, ý nghĩa của đường lối đổi mới ở nước ta.

- Những thành tựu cơ bản và hạn chế của nước ta trong thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990).

BÀI 21
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 1965)

Câu 1. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954?

A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ.

B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954?

A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ.

B. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Câu 3. Điền vào chỗ trống câu sau: “Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường…………..”

A. đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang

B. đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị

C. kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao

D. kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị

Câu 5. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ có hành động gì?

A. Biến nước ta thành căn cứ quân sự, tiến đánh Trung Quốc.

B. Ủng hộ chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền.

C. Trực tiếp đưa quân đội và miền Nam thay quân Pháp.

D. Biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ.

Câu 6. Sau cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc, Miền Bắc đã căn bản hoàn thành cuộc cánh mạng nào?

A. Cách mạng ruộng đất.

B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Câu 7. Nét nổi bật nhất về tình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết

A. Pháp rút quân khỏi miền Bắc trở về nước.

B. miền Nam bầu cử và thành lập chính phủ.

C. nhân dân hai miền tiến hành Tổng tuyển cử.

D. đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc

Câu 8. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì?

A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.

B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam chống Mĩ -ngụy, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà.

D. miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.

Câu 9. Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơnevơ là gì?

A. Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

C. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc.

D. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.

Câu 10. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước là gì?

A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

D. Đánh Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc.

Câu 11. Ngày 16/5/1955, gắn với sự kiện lịch sử nào sau đây ở miền Bắc Việt Nam?

A. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội

B. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng

C. Quân Pháp rút khỏi Cát Bà

D. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

Câu 12. Miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước?

A. Có vai trò quyết định nhất

B. Có vai trò quyết định trực tiếp

C. Có vai trò to lớn

D. Có vai trò tích cực

Câu 13. Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thể hiện triệt để khẩu hiệu nào?

A. “tấc đất, tấc vàng”

B. “tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”

C. “người cày có ruộng”

D. “Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày”

Câu 14. Từ năm 1954 đến 1960, miền Bắc đã làm gì để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Cải cách ruông đất.

B. Khôi phục kinh tế.

C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

D. Tất cả các việc trên.

Câu 15. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Lấy nông nghiệp làm trung tâm

B. Lấy công nghiệp làm trung tâm

C. Lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm

D. Lấy thương nghiệp làm trọng tâm

Câu 16. “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài cha từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Câu nói đó của ai? Nói vào thời điểm nào?

A. Trường Chinh, vào năm 1965.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào năm 1964.

C. Lê Duẩn, vào năm 1965.

D. Phạm Văn Đồng, vào năm 1964.

Câu 17. Nội dung nào không phải là mục tiêu cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày

đầu chống Mĩ - Diệm?

A. Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng.

D. Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm

Câu 18. Với thắng lợi phong trào Đồng Khởi, đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh”

B. “Chiến tranh cục bộ”

C. “Chiến tranh đơn phương”

D. “ Chiến tranh đặc biệt”

Câu 19. Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch

nào?

A. “tố cộng”, “diệt cộng”

B. “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”

C. “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”

D. “thà bắn lầm còn hơn bỏ sót”

Câu 20. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng khởi là gì?

A. Mĩ – Diệm phá hiệp định Giơnevo, thực hiện “tố cộng, diệt cộng”.

B. Do tinh thần bất khuất, không chịu ách kìm kẹp của nhân dân ta.

C. Do có nghị quyết của Hội nghị 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.

D. Do chính sách của Mĩ – Diệm làm cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề.

Câu 21. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.

C. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 22. Kết quả nào dưới đây là kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng Khởi”?

A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây

Nguyên.

B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.

C. Uỷ ban nhân dân tự quản, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D. Sự ra đời của Mặt trận Dân Tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 5.058
  • Lượt xem: 20.959
  • Dung lượng: 821 KB
Sắp xếp theo