Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ tư thế hiên ngang, thái độ bất chấp khó khăn, hiểm nguy của những người lính.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, cho chúng ta thấy được tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Dàn ý phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Khái quát nội dung Khổ cuối của bài

2. Thân bài

* Tái hiện hình ảnh những chiếc xe đi ra từ trong bom rơi:

  • Những chiếc xe chuyên chở quân lương, vũ khí viện trợ cho miền Nam bị tàn phá đến mức méo mó, biến dạng:
  • Điệp từ "không" kết hợp với phép liệt kê: không có kính, không có đèn, không có mui gợi ra hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

→ Bom đạn và sự hủy diệt của kẻ thù in hằn dấu tích trên những chiếc xe, khiến những chiếc xe vốn thiếu thốn "không có kính" lại càng trở nên méo mó, không còn nguyên vẹn.

  • Nhịp thơ 3/2/3, 4/4 được thay đổi linh hoạt làm cho câu thơ toát lên chất thơ, chất lính và cả cái hóm hỉnh, lạc quan của những người lính lái xe.

* Vẻ đẹp của những người lính lái xe:

  • Luôn lạc quan, chủ động làm chủ hoàn cảnh
  • "Xe vẫn chạy" gợi hình dung về đoàn xe nối đuôi nhau trên con đường Trường Sơn đồng thời thể hiện quyết tâm chiến đấu, quyết không chịu đầu hàng trước hoàn cảnh của những người lính.
  • Tiếng gọi của miền Nam, tiếng gọi của Tổ Quốc đã mang đến sức mạnh và quyết tâm chiến đấu mạnh mẽ cho những người lính.
  • Đối lập với những cái không có, cái thiếu thốn của hoàn cảnh, phương tiện chiến đấu là một cái có của tình yêu nước và lí tưởng chiến đấu.
  • "Trái tim" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ chỉ tình yêu nước, là ý chí, quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của những người lính lái xe.

=> Tái hiện được tình yêu nước và tinh thần thời đại của những người lính lái xe

3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ

Dàn ý phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và khổ thơ cuối bài.

2. Thân bài

Câu 1 + 2: khẳng định lại một lần nữa sự thiếu thốn của chiếc xe, không có kính, không có đèn, không có mui xe và chiếc xe rất nhiều những vết xước. Sự lặp lại những chi tiết này tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho bạn đọc hiểu thêm về người lính, điều kiện chiến đấu cũng như bối cảnh lúc bấy giờ.

Câu 3: là lời khẳng định chắc nịch rằng cho dù có khó khăn, thiếu thốn như thế nào đi nữa thì những con người cách mạng vẫn sẵn sàng chiến đấu, vẫn lao vào miền Nam cam go, tiến về phía trước bỏ lại những tác động, thiếu thốn ngoại cảnh phía sau, thể hiện tinh thần anh hùng, can đảm của người lính cụ Hồ.

Câu 4: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc. Dù hoàn cảnh có khó khăn, dù quân giặc có hùng mạnh cũng không thể đánh bại ý chí, lòng yêu nước của nhân dân ta. Câu kết đoạn cũng là câu kết bài khẳng định chắc nịch về ý chí của nhân dân ta.

→ Đoạn thơ tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và ý nghĩa của đoạn thơ đối với bài thơ.

Dàn ý phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

I. Mở bài:

  • Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm.
  • Dẫn dắt vô đề, trích dẫn khổ thơ cuối

II. Thân bài:

* Hình ảnh cả khổ thơ đều là sự thiếu thốn, nhưng thiếu thốn lại càng thêm thiếu thốn hơn khi mà:

  • Không có kính
  • Không có mui xe
  • Không có đèn xe
  • Thùng xe bị xước

– Biện pháp nghệ thuật

  • Điệp ngữ: không có
  • Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng

=> thể hiện sự tàn phá của chiến tranh và tổn thất nặng nề mà chúng ta phải chịu

- Tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ của những người lính lái xe

  • Vẫn lạc quan và đầy tự tin
  • Vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tay lái cho bánh xe lăn đều

– Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ

  • Là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo
  • Lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc
  • Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
  • Chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến

* Em cũng có thể liên hệ mở rộng

  • Hình ảnh những người lính trong thơ của Chính Hữu: họ là những người lính xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận

* Khái quát lại nghệ thuật trong khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị
  • Hình ảnh tả thực, chọn lọc
  • Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ

III. Kết bài:

  • Khái quát lại vấn đề trong đoạn thơ và nêu cảm nhận của em về nó.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 197
  • Dung lượng: 145,1 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan