Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ tư thế hiên ngang, thái độ bất chấp khó khăn, hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, đã khắc họa thành công tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính yêu nước. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Dàn ý Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Tiến Duật cùng hồn thơ tươi trẻ đầy nhiệt huyết của ông. Được mệnh danh là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca", ông mang cả hào khí thời đại cùng sức trẻ phơi phới của các chiến sĩ quyết chiến ở dãy Trường Sơn vào thơ.
  • Giới thiệu khổ thơ cuối và khái quát ý nghĩa chính của khổ thơ. Cùng đi qua 4 câu thơ cuối để cảm nhận ý chí kiên cường cùng lòng yêu nước rực cháy của những chàng trai lái xe thuộc tiểu đội xe không kính.

2. Thân bài

Câu 1 + 2: Sự thiếu thốn, vất vả của những lính lái xe trên những tuyến đường Trường Sơn.

  • Sự thiếu thốn được khắc họa sâu sắc bằng điệp từ “không”.
  • Một chiếc xe nhưng gần như tất cả những thiết bị cơ bản đều đã bị chiến trường khốc liệt làm hư hại hết. Dẫu là một binh đoàn “xe không có kính” nhưng bây giờ thật ra đoàn xe chẳng có gì cả.
  • Không kính, cũng chẳng có mui xe, đèn xe. Chiếc xe tưởng chừng chẳng thể sử dụng nữa ấy lại được lèo lái qua bao con đường hiểm nguy, chở bao hy vọng của nhân dân, của tổ quốc.
  • Kết hợp biện pháp nghệ thuật:
    • Điệp từ “không có” => nhấn mạnh sâu sắc sự thiếu thốn và gian khổ mà chiến tranh gây ra.
    • Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng

=> thể hiện sự tàn phá kinh khủng của chiến tranh và sự tổn thất nặng nề mà nhân dân chúng ta phải gánh phải trong trận chiến giành lấy nền độc lập nước nhà.

  • Đối nghịch với những bom rơi đạn lạc, với những thiếu thốn, khó khăn, tâm thế của những người lính lại càng sáng ngời. Họ thể hiện một tinh thần bất khuất quật cường, một ý chí mạnh mẽ và một trái tim ngập tràn niềm tin vào một tương lai tương đẹp. Phải hội tụ tất cả những phẩm chất cao đẹp đó, những người lính mới có thể lái những chiếc xe cũ kỹ, tồn tàn, hư hỏng mọi thứ như vậy băng qua núi rừng Trường Sơn.
  • Chính tinh thần phơi phới đó đã giúp họ giữ vững tay lai, coi thường hiểm nguy để lái từng vòng bánh xe vững chắc

Câu 3 + 4: Vẻ đẹp lí tưởng trong tâm hồn của những người chiến sĩ

  • Nghệ thuật tương phản kết hợp với hình ảnh hoán dụ đặc sắc. Trên cái nền bên ngoài chiếc xe là sự hiểm nguy, là cái chết đang rình rập, là sự thiếu thốn, khốn cùng thì bên trong chiếc xe lại là hình ảnh “trái tim”
  • Hình ảnh hoán dụ, trái tim ý chỉ cho lòng yêu nước sâu sắc cùng tinh thần tự tôn dân tộc nồng cháy trong tim mỗi người lính. Chính trái tim nhỏ bé đó luôn hừng hực cháy một ý chí chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trái tim ấy đã là động lực, cho các anh vượt qua mọi hiểm nguy, vất vả. Mặc kệ tất cả để xe bon bon chạy về phía trước.
  • Một trái tim yêu nước quả cảm đã đủ mạnh mẽ, thế nhưng đây là lại cả một “tiểu đội” trái tim như vậy, rồi còn bao binh đoàn chưa được nhắc tên là bấy nhiêu trái tim mạnh mẽ. Chính “trái tim” một lòng hướng về tổ quốc ấy đã mang lại thành công vang dội cho kháng chiến.

Khái quát lại nghệ thuật trong khổ cuối:

  • Ngôn ngữ và giọng thơ mộc mạc, giản dị
  • Phong cách hóm hỉnh, lạc quan, thể hiện niềm tin vào tương lai
  • Hình ảnh tả thực, gợi hình gợi cảm, nhiều yếu tố tương phản thành công
  • Kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ
  • Sử dụng khéo kéo nhiều phương pháp biểu đạt khác nhau

3. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà đoạn trích mang tới.
  • Ca ngợi tinh thần yêu nước của những chàng trai lái xe Trường Sơn.

Dàn ý Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và khổ thơ cuối bài.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

Câu 1 + 2: khẳng định lại một lần nữa sự thiếu thốn của chiếc xe, không có kính, không có đèn, không có mui xe và chiếc xe rất nhiều những vết xước. Sự lặp lại những chi tiết này tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho bạn đọc hiểu thêm về người lính, điều kiện chiến đấu cũng như bối cảnh lúc bấy giờ.

Câu 3: là lời khẳng định chắc nịch rằng cho dù có khó khăn, thiếu thốn như thế nào đi nữa thì những con người cách mạng vẫn sẵn sàng chiến đấu, vẫn lao vào miền Nam cam go, tiến về phía trước bỏ lại những tác động, thiếu thốn ngoại cảnh phía sau, thể hiện tinh thần anh hùng, can đảm của người lính cụ Hồ.

Câu 4: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc. Dù hoàn cảnh có khó khăn, dù quân giặc có hùng mạnh cũng không thể đánh bại ý chí, lòng yêu nước của nhân dân ta. Câu kết đoạn cũng là câu kết bài khẳng định chắc nịch về ý chí của nhân dân ta.

→ Đoạn thơ tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và ý nghĩa của đoạn thơ đối với bài thơ.

Dàn ý Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, khổ thơ cuối.

2. Thân bài

a) Hình ảnh những chiếc xe không kính:

  • Biện pháp tu từ liệt kê: "Kính, đèn, mui xe, thùng".
  • Biện pháp tu từ điệp từ: "Không".

=> Nhấn mạnh mức độ hư hại của những chiếc xe do chiến tranh tàn phá.

Nhịp thơ 3/2/3, 4/4: Thể hiện tinh thần lạc quan trong chiến đấu.

b) Lí tưởng chiến đấu của những người lính:

  • "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước": Thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc.
  • "Trái tim": Hình ảnh hoán dụ thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, nguyện chiến đấu hết mình để bảo vệ độc lập cho dân tộc.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của khổ cuối.
  • Liên hệ mở rộng.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 191
  • Dung lượng: 160 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan