Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ  Đói cho sạch, rách cho thơm
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm

Tài liệu bao gồm 3 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Dàn ý giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm - Mẫu 1

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

b. Vì sao phải “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.

- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.

- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.

- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách.

- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.

c. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng đắn

  • Dẫn chứng trong cuộc sống: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về đạo đức.
  • Liên hệ bản thân: Học sinh cần rèn luyện phẩm chất để trở thành người có ích cho xã hội...

3. Kết bài

Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Dàn ý giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm - Mẫu 2

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

II. Thân bài

1. Giải thích

“Đói” và “rách” muốn chỉ sự thiếu thốn về vật chất - không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người.

=> Từ đó, câu tục ngữ gửi gắm mỗi người bài học dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

2. Nguyên nhân

- Con người sinh ra không được lựa chọn bố mẹ, gia đình, quê hương Nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn cách sống của bản thân.

- Nhân cách, đạo đức của một con người có thể được định hình và thay đổi theo thời gian. Khi con người được định hướng và lựa chọn một lối sống đúng đắn thì cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và thành công hơn.

- Đạo đức, nhân cách tốt đẹp sẽ nhận được sự yêu mến, trân trọng từ những người xung quanh.

3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

- Dẫn chứng: Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

- Liên hệ bản thân: Rèn luyện phẩm chất, trung thực trong thi cử…

- Mở rộng vấn đề: Một bộ phận vẫn có lối sống vật chất, không chịu trau dồi bản thân…

III. Kết bài

Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Dàn ý giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm - Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

2. Thân bài

- Câu tục ngữ gồm hai vế là “đói cho sạch” và “rách cho thơm”.

- Từ “đói” và “rách” ý chỉ cuộc sống vật chất nghèo khổ, thiếu thốn của con người. Còn “sạch” và “thơm” muốn nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người.

=> Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

- Trong cuộc sống, con người không thể lựa chọn gia đình, cảnh ngộ. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách sống để được mọi người yêu mến, kính trọng.

- Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống.

- Liên hệ bản thân: Học sinh cần tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.

- Mở rộng vấn đề: Một bộ phận có lối sống thực dụng, ăn chơi đua đòi… cần lên án và tránh xa.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong cuộc sống hiện tại.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 17
  • Lượt xem: 3.791
  • Dung lượng: 413,7 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo