Dẫn chứng về những tấm gương học tập tiêu biểu Ví dụ về tấm gương học tập tiêu biểu

Dẫn chứng về những tấm gương học tập tiêu biểu mang tới những ví dụ tiêu biểu, đặc sắc trong cuộc sống, lịch sử, văn học, giúp các em học sinh lớp 9 lồng ghép vào bài văn nghị luận của mình dễ dàng, cho bài văn thêm sinh động.

Học tập

Với những tấm gương về Nguyễn Khuyến, nhà bác học Darwin, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, sẽ giúp các em có thêm nhiều tấm gương về sự hiếu học, để biết cách xác định mục đích học tập cho mình. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để nhanh chóng hoàn thiện bài văn nghị luận xã hội của mình.

Đề bài: Hãy nêu ra một số dẫn chứng về những tấm gương học tập tiêu biểu.

Ví dụ về hững tấm gương học tập tiêu biểu

Dẫn chứng 1

Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Dẫn chứng 2

Mạc Đĩnh Chi là người đỗ đạt trạng nguyên, đứng đầu khoa cử và ghi tên trên bảng vàng đã là một vẻ vang lớn. Thế nhưng trong lịch sử Việt Nam còn có ghi chép lưu truyền về một vị trạng nguyên với tấm gương hiếu học tuyệt vời. Không chỉ là trạng nguyên của nước Việt. Mà còn là "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên’’ (Trạng nguyên của cả Trung Hoa xưa và Đại Việt). Danh hiệu này được phong tặng vì sự thông minh và hiểu biết sâu rộng của ông trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã khiến cả triều đại nhà Thanh phải ngả mũ kính phục. Ít ai biết rằng tuổi thơ của ông khá cơ cực, khi cha mất sớm, để lại ông cùng mẹ tiếp tục sống trên cuộc đời nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Mẹ ông chịu thương chịu khó dành dụm tiền mong con đi học lấy cái chữ vì thấy được tấm lòng hiếu học của con trai. Không phụ lòng mong mỏi ấy Mạc Đĩnh Chi ra sức học hành, ngay cả khi gánh củi đi bán ông vẫn đem bên mình cuốn sách để nghiền ngẫm những nội dung khó. Không có tiền mua sách thì mượn thầy, mượn bạn học. Buổi đêm không có đèn hay nến để học thì ông đốt lá, cũi để học bên ánh lửa. Với nghị lực hiếu học phi thường như vậy, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thần đồng nho học. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.

Dẫn chứng 3

Nguyễn Khuyến sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909). Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé cậu đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học. Cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành. Không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ. Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng, giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả. Từ đó nảy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập,....

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm