Công nghệ lớp 3 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình Giải Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức trang 29, 30, 31, 32, 33

Giải Công nghệ 3 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 3 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 29, 30, 31, 32, 33.

Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 6 Phần 1: Công nghệ và đời sống. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

1. Nhận biết một số tình huống không an toàn

Khám phá

Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết các nhân vật trong hình có thể gặp nguy hiểm gì.

Hình 1

Trả lời:

Các nhân vật trong Hình 1 có thể gặp nguy hiểm như:

  • Hình a: không ngắt điện bình nóng lạnh khi tắm dễ bị điện giật.
  • Hình b: Để lửa gần bình gas dễ gây nổ bình gas.
  • Hình c: Lấy tay không nhặt mảnh vỡ dễ bị thương.
  • Hình d: Để tay gần vòi nước đang sôi dễ bị bỏng.
  • Hình e: Đưa vật vào ổ điện dễ xảy ra tai nạn điện giật
  • Hình g: Sử dụng vật nhọn làm đồ chơi dễ bị thương

Luyện tập

Em hãy lựa chọn và sắp xếp các thẻ tình huống có thể gây bỏng, hoặc gây điện giật để hoàn thiện bảng theo mẫu gợi ý dưới đây

Trả lời:

Tình huống gây bỏngTình huống gây điện giật
Để lửa gần bình gasChọc đồ vật vào ổ điện
Với tay lấy phích nước nóng để ở trên caoChạm tay vào dây điện bị hở khi đang có điện
Để bàn là đang nóng ở gần người
Để tay vào hơi xì trên nắp nồi hầm

2. An toàn khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ

Khám phá

Em hãy quan sát Hình 2 và thảo luận về những lưu ý khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình.

Hình 2

Trả lời:

Những lưu ý khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình:

  • Hình a: Không cắm nhiều đồ dùng điện vào một ổ cắm
  • Hình b: Không sử dụng điện thoại trong bóng tối
  • Hình c: Đóng cửa tủ lạnh khi không sử dụng
  • Hình d: Để nhiệt độ phòng dùng điều hòa khoảng 280C
  • Hình e: Không ngồi xem ti vi quá gần
  • Hình g: Không bật âm lượng radio quá to

Luyện tập

Em cùng bạn chia sẻ về một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình.

Trả lời:

Chia sẻ về một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình.

  • Không nên cắm nhiều đồ dùng điện cùng một lúc vào ổ cắm.
  • Không dùng điện thoại di động trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu.
  • Đóng tủ lạnh ngay sau khi lấy đồ.
  • Nên để điều hòa từ 260C đến 280C
  • Không nên ngồi gần và không nên xem ti vi quá lâu.
  • Điều chỉnh âm thanh vừa đủ khi nghe đài.

3. Xử lí tình huống khi có sự cố không an toàn

Khám phá

Dựa vào những hình dưới đây, em hãy nêu cách xử lí tình huống khi có sự cố mất an toàn.

Hình 3

Trả lời:

Cách xử lí tình huống khi có sự cố mất an toàn:

  • Hình a: khi có cháy nổ xảy ra, phải nhanh chóng rời khỏi.
  • Hình b: khi chưa rời khỏi được đám cháy, cần sử dụng khăn ướt che miệng, mũi.
  • Hình c: khi phát hiện dây điện bị hở, cần báo ngay cho người lớn.
  • Hình d: khi phát hiện cháy nổ, báo ngay cho phòng cháy chữa cháy.

Vận dụng

Em hãy sắp xếp các thẻ mô tả cách xử lí một số tình huống vào bảng cho phù hợp.

Vận dụng

Trả lời:

Tình huống

Cách xử lí

Bỏng

Rửa vết bỏng bằng nước nguội sạch

Lấy bông, băng gạc để băng vết bỏng

Gọi điện đến số 115

Cháy/khói

Tắt điện

Khi có khói, lấy khăn che miệng, mũi và cúi khom người di chuyển ra khỏi phòng

Điện giật

Tắt điện

Gọi điện đến số 115

Cắt/đâm (vật sắc nhọn)

Lấy bông, băng gôn để băng bó vết chảy máu.

Vận dụng

Em hãy cùng người thân chia sẻ về những lưu ý khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Trả lời:

Chia sẻ về những lưu ý khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.

  • Không nên cắm nhiều đồ dùng điện cùng một lúc vào ổ cắm.
  • Không dùng điện thoại di động trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu.
  • Đóng tủ lạnh ngay sau khi lấy đồ.
  • Nên để điều hòa từ 260C đến 280C
  • Không nên ngồi gần và không nên xem ti vi quá lâu.
  • Điều chỉnh âm thanh vừa đủ khi nghe đài.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 100
  • Dung lượng: 315,7 KB
Sắp xếp theo