Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954 Ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

Trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945 -1954 là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các em học sinh lớp 12. Tài liệu bao gồm 77 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

Trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Qua đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia. Lưu ý đáp án đúng là những từ có gạch chân ở đầu các đáp án. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm: 160 câu trả lời nhanh lịch sử 12, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, sơ đồ tư duy Lịch sử 12.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954

I. Nội dung kiến thức

- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.

- Xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, “giặc dốt” và khó khăn tài chính

- Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng

- Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

- Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

- Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì ?

A. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật nhưng lại nuôi dã tâm lật đổ chính quyền cách mạng.
B. Nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta..
C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.

Câu 2. Quân đội Đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 là?

A. quân Anh, quân Mĩ
B. quân Pháp, quân Anh
C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc
D. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc

Câu 3. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là?

A. quân Trung Hoa Dân Quốc.
B. thực dân Pháp.
C. đế quốc Anh.
D. phát xít Nhật.

Câu 4. Quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc có âm mưu gì?

A. Giải giáp khí giới quân Nhật.
B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.
C. Đánh quân Anh.
D. Cướp chính quyền của ta.

Câu 5. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là?

A. nạn đói.
B. giặc dốt.
C. tài chính.
D. giặc ngoại xâm.

Câu 6. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Tài chính bước đầu được xây dựng.
B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng.
C. Tài chính phát triển
D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp.

Câu 7. Tàn dư văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám là?

A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.
C. Văn hóa mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật.
D. hơn 90% dân số không biết chữ.

Câu 8. Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là?

A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
D. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam

Câu 9. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để giải quyết nạn “mù chữ” sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
B. Xây dựng nhiều trường học.
C. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động.
D. Thực hiện cải cách giáo dục.

Câu 10. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của?

A. công, nông, binh.
B. toàn thể nhân dân.
C. công nhân và nông dân.
D. công, nông và trí thức.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Các cơ sở công nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất.
B. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng.
C. Nhân dân mới giành được chính quyền.
D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

Câu 12. Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.
C. Cách mạng có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ.

Câu 13. Ngày 6 – 1 – 1946 ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
C. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
D. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 14. Sau bầu cử Quốc hội(1/1946), các địa phương Bắc Bộ, Trung Bộ làm gì để xây dựng chính quyền?

A. Thành lập quân đội ở các địa phương.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Thành lập các Xô viết ở các địa phương.
D. Thành lập tòa án nhân dân các cấp.

Câu 15. Hai mục tiêu chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?

A. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
B. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
C. Quyết tâm kháng chiến chống thực dân pháp.
D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới..

Câu 16. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là?

A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.
B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.
C. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.

Câu 17. Để giải quyết nạn đói trước mắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi:

A. Nhường cơm sẻ áo
B. Tịch thu lúa gạo của nhân dân
C. Kêu gọi sự hỗ trợ của thế giới
D. Sự hỗ trợ của các nước Đông Nam Á

Câu 18. “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó ( mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Câu trên do ai phát biểu?

A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Trường Chinh.
D. Tôn Đức Thắng.

Câu 19. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?

A. Quân Nhật, quân Mĩ.
B. Quân Anh, quân Nhật.
C. Quân Pháp, quân Nhật.
D. Quân Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 20 . Trước âm mưu và hành động xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, chủ trương của Đảng và chính phủ ta như thế nào?

A. Quyết tâm lãnh đạo kháng chiến
B. Đàm phán với Pháp
C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài
D. Hòa hoãn với thực dân Pháp.

Câu 21. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” là thực hiện chủ trương

A. tập trung vào xây dựng chính quyền mới.
B. tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước.
C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
D. tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước.

Câu 22. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với Pháp chứng tỏ

A. sự thoả hiệp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. sự suy yếu của lực lượng cách mạng.
C. sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
D. sự đúng đắn và kịp thời của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 23. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. tự do.
B. tự trị.
C. tự chủ.
D. độc lập.

Câu 24. Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ ?

A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam
D. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.

Câu 25. Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14-9-1946) vì

A. muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.
B. thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
C. thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
D. nhân dân Việt Nam cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.

Câu 26. Vì sao Đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng vơi Trung Hoa dân quốc sang hòa hoãn với Pháp?

A. Vì Trung Hoa Dân quốc kí với Pháp bản Hiệp ước(28-2-1946)
B. Vì Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân quốc
C. Vì Trung Hoa Dân quốc chuẩn bị rút về nước
D. Vì Pháp chuẩn bị chiến đâu với Trung Hoa Dân quốc

Câu 27. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.

Câu 28. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

Câu 29. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.

Câu 30. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 18 và 19 – 12 – 1946), đã quyết định vấn đề quan trọng gì?

A. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
B. Phát động toàn quốc kháng chiến.
C. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp.
D. Hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Phôngtennơblô.

Câu 31. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

A. Toàn dân kháng chiến.
B. Kháng chiến kiến quốc.
C. Kháng chiến toàn diện.
D. Trường kì kháng chiến.

Câu 32. Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946?

A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại.
C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội).

Câu 33. “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D. Hịch Việt Minh.

........

Tải File tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Sử 12 từ 1945 - 1954

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 260
  • Lượt xem: 3.965
  • Dung lượng: 252,3 KB
Sắp xếp theo