Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg Mẫu báo cáo tổng kết của trường Tiểu học

Sau 5 năm thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020. Các đơn vị, trường học phải làm báo cáo, tổng kết công tác thực hiện gửi lên phòng Giáo dục & Đào tạo để báo cáo.

Trong báo cáo cần nêu rõ những kết quả đạt được, rồi đề ra phương hướng, kế hoạch cho những năm tiếp theo cho trường của mình. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo mẫu báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg trong bài viết dưới đây:

Mẫu Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg

UBND HUYỆN………………

TRƯỜNG TH………………

Số: …………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

……., ngày…. tháng….. năm 2020

BÁO CÁO TỔNG KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1501
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi: Lãnh đạo Phòng GD-ĐT…………………..

Thực hiện Công văn………………. về báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Trường TH ……….. báo cáo như sau:

I. Công tác chỉ đạo:

1. Ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn

- Nhà trường đã triển khai Kế hoạch………. về Triển khai Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.

- Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chung và triển khai đến toàn thể CBCCVC trong đơn vị, hàng tháng đưa một số nội dung vào kế hoạch tháng, tuần để triển khai. Qua đó các bộ phận liên quan như Đội, văn thể, GVCN,…cụ thể hóa vào kế hoạch của mình. Hàng tuần, tháng đánh giá rút kinh nghiệm điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

2. Công tác phối hợp

- Đơn vị đã tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục HS. Chú trọng Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình qua đó giúp ông bà, cha mẹ HS nâng cao nhận thức về chăm sóc, quản lý con em, nắm rõ quyền, bổn phận của trẻ em, mục tiêu giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ để từ đó góp phần phát triển tốt nhất tiềm năng của con em mình.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, các tổ chức của địa phương trong việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của HS cũng như cha mẹ HS, hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời HS có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh và CBCCVC trong đơn vị.

- Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện qua các quy định, quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường; thực hiện tốt phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt, xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn-thân thiện.

3. Kiểm tra, đánh giá

Thông qua kế hoạch đã triển khai hàng tuần, tháng, năm từng bộ phận đánh giá, nhà trường đánh giá chung, rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo. Việc kiểm tra được tổ chức thường xuyên, đột xuất và theo kế hoạch kiểm tra nội bộ chung của trường.

II. Kết quả đạt được

1. Kết quả các nhiệm vụ triển khai, thực hiện trong năm 2015 và năm 2016 (Theo mục III của Quyết định 1501/QĐ-TTg)

- Đảm bảo chế độ chính sách cho Tổng phụ trách Đội cũng như toàn trường. Hoạt động Đội luôn được quan tâm, tổ chức các hoạt động theo chương trình hành động của Đội TNTPHCM.

- Liên đội của nhà trường đã phối hợp với văn thể, GVCN tổ chức các hoạt động như văn nghệ, đố vui, các trò chơi, rung chuông vàng, em yêu lịch sử Việt Nam và các cuộc thi khác nhằm tìm hiểu về truyền thống nhà trường, địa phương, truyền thống Đội, Đoàn, Đảng,… Qua đó đã giúp cho HS biết rõ thêm về truyền thống yêu nước, hào khí dân tộc tộc ta. Cũng qua đó tạo niềm vui, niềm tin yêu vào các thế hệ cha anh, các em được tham gia vào quá trình đánh giá, tự khẳng định bản thân, khuyến khích, động viên các em tích cực trong học tập, lao động, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, cộng đồng, nâng cao năng lực cần thiết, phẩm chất tốt đẹp, kỹ năng sống cho học sinh.

- Các phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt được triển khai thường xuyên qua các đợt thi đua trong từng năm, gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào xây dựng trường học thân thiện HS tích cực; xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện; mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo; mỗi CBCCVC ngành GD giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn,…Qua công tác thi đua đã thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên trong toàn trường, giúp chất lượng giáo dục được nâng lên từng bước và luôn duy trì ở mức cao.

- Nhà trường thường xuyên tổ chức cho HS cho học sinh lao động tự phục vụ như quét dọn trường lớp, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, phối hợp CMHS giúp các em rèn luyện biết làm một vài công việc vừa sức phụ giúp gia đình. Hàng năm tổ chức cho HS đi thăm, tặng quà một số gia đình chính sách, tổ chức cho HS và CBCCVC đi viếng nghĩa trang liệt sỹ. Qua đó giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giúp HS tích cực hơn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa.

- Trong các dịp lễ và chào cờ đầu tuần, nhà trường đều tổ chức hát Quốc ca đủ 2 lời. Đầu các buổi học (trừ sáng thứ hai), các giờ ra chơi, nhà trường đều tổ chức cho HS múa sân trường, thực hiện các bài thể dục theo truyền thống và các bài thể dục nhịp điệu. Sau mỗi buổi tập đều hô các khẩu ngữ theo quy định.

- Hàng năm Đội TNTP HCM tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp trường, chọn đi cấp trên. Tổng phụ trách Đội đã phối hợp Đoàn TNCS HCM địa phương cho HS tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức trong dịp hè cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

- Hàng tuần, Liên Đội nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi phát thanh măng non với nội dung gắn liền với các chủ điểm, chủ đề trong tuần, trong tháng, tuyên truyền phổ biến về gương người tốt – việc tốt. Qua đó đã nhân rộng, lan tỏa những điều hay, lẽ phải trong cộng đồng, giáo dục các em hướng thiện, làm những điều có ích cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần hình thành đạo đức, lối sống, nhân cách cho HS.

- Nhà trường đã bố trí riêng khu vực 1000m2 để làm bãi tập và sân bóng đá mini cho HS. Ngoài ra sân chơi của HS cũng được phủ xanh bóng mát toàn bộ diện tích sân trường. Qua đó đã đáp ứng tốt về cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho HS trong đơn vị.

- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục HS của nhà trường được chú trọng, giữa ba môi trường luôn có sự gắn kết chặt chẽ trong các năm qua. Nhiều HS đã được quan tâm, giúp đỡ về vật chất và tinh, giải quyết các khó khăn vướng mắc để đảm bảo việc đến trường. Qua các hoạt động đã giúp các bậc CMHS, ông bà,…nâng cao nhận thức về quyền, bổn phận của trẻ em, mục tiêu giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ, từ đó cùng chung tay phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

2. Kết quả các nhiệm vụ triển khai, thực hiện (Theo mục II của Quyết định 1501/QĐ-TTg):

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh.

Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, truyền thống dân tộc cho HS thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các đợt phát động các phong trào thi đua yêu nước, nêu gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh phòng chống, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch.

Qua các buổi hội họp, gặp gỡ với CMHS, nhà trường và giáo viên đã tranh thủ tuyên truyền việc phối hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

b) Về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh.

Đơn vị thực hiện nghiêm túc chương trình và việc dạy học môn đạo đức, tích hợp các nội dung đạo đức HCM, môi trường, biển hải đảo, kỹ năng sống,…trong các môn học khác. Giáo dục HS theo chủ đề, chủ điểm từng tuần, tháng, kết hợp với hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao, hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường, lớp, các phong trào thi đua. Qua đó giúp các em hình thành và phát triển các chuẩn mực đạo đức, giá trị sống đúng đắn, rèn kỹ năng sống và giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật. Việc dạy học luôn gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học, tập trung phát huy tối đa năng lực và và sự tự chủ của từng HS.

c) Về đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động

Nhà trường đã phát động và thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, các phong trào thi do ngành GD phát động. Thường xuyên tổ chức các đợt thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, đất nước, của Đảng, của Đoàn, Đội, địa phương,… Đồng thời Liên Đội cũng thực hiện nghiêm túc các chương trình hoạt động Đội do Hội đồng Đội cấp trên ban hành. Qua các đợt thi đua đã tổng kết, đánh giá, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích động viên các em hăng say, tích cực hơn trong học tập và lao động..

d) Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh.

Đơn vị đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên. Nhất là việc đổi mới giảng dạy môn đạo đức. Qua đó bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tạo điều kiện tốt để giáo viên tham gia nghiêm túc các lớp bồi dưỡng chuyên đề, chuyên môn nghiệp vụ. Đơn vị đã tiếp thu và triển khai kịp thời các chuyên đề giáo dục về lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh. Đội ngũ đã ứng dụng, vận dụng nghiêm túc vào quá trình giảng dạy, giáo dục HS.

Hằng năm nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để tổng phụ trách Đội tham gia các lớp bồi dưỡng về công tác đội cũng như các đợt giao lưu công tác đội các cấp. Để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Phụ trách Đội nhà trường, hàng tháng tổ chức sinh hoạt kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách Đội. Từ đó đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cách thức tổ chức các hoạt động cũng như trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho HS trong đơn vị.

e) Về tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh.

Liên Đội đã xây dựng bảng tin. Qua đó giới thiệu các bài viết, hình ảnh tuyên truyền về nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho các em. Đội phát thanh măng non thường xuyên có các bài phát thanh hàng tuần để đưa tin về người tốt, việc tốt, các hoạt động của Đội,…

Liên Đội kết hợp với thư viện nhà trường thường xuyên giới thiệu sách theo các chủ điểm, xây dựng các tổ thư viện ở các lớp, phát động cho các em thi đua qua các phong trào như đọc sách dùm bạn, kể chuyện theo sách, kể chuyện Bác Hồ,... Đồng thời khuyến khích các em đọc báo mạng, các thông tin bổ ích, học tiếng Anh, toán qua mạng internet.

Xây dựng các câu lạc bộ như bạn giúp bạn, em yêu văn học, câu lạc bộ toán học, cầu lông, bơi lội, bóng đá mini... và tổ chức giao lưu trong đơn vị; tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ trong các đợt sinh hoạt chủ điểm, lễ hội.

3. Số liệu: (Tự đưa ra theo từng trường)

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm nổi bật (Đối chiếu với mục tiêu, chỉ tiêu của Quyết định số 1501/QĐ-TTg)

- Đội ngũ CBCCVC trong đơn vị đã nắm rõ tầm quan trọng việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho học sinh trong nhà trường và đã tích cực trong quá trình công tác, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhiều cha mẹ học sinh đã nhận thức rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp cùng nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục HS.

- 100% học sinh trong đơn vị được tuyên truyền, phổ biến những quy định đối với HS, nội quy trường lớp, một số nội dung cơ bản về chấp hành ATGT, quyền và bổn phận trẻ em, phòng chống tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội,... Đảm bảo được an toàn của đơn vị.

- Đơn vị đã xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

- 100% đội ngũ giáo viên thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- 100% học sinh tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, hoạt động lao động tập thể do nhà trường tổ chức và cấp trên phát động.

2. Hạn chế

- Công tác phối hợp với một số ít cha mẹ HS chưa thật tốt.

- Các hoạt động tại đơn vị tổ chức chưa nhiều, chưa đều, chưa thật sự đổi mới.

- Việc tổ chức các hoạt động vui chơi tại địa phương, khu phố nơi cư trú cho HS nhất là trong dịp hè còn hạn chế.

3. Nguyên nhân

- Một số ít cha mẹ HS không có ở nhà mà gửi con cho ông bà, người thân nên việc phối hợp đôi khi chưa thật chặt chẽ, kịp thời, trong khi ông bà thì không thể quyết định hết.

- Thời gian học tập của HS kín hết trong tuần, do đó hạn chế về thời lượng để tổ chức các hoạt động. Đa số giáo viên đã lớn tuổi nên có phần chậm chạp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể hạn chế.

IV. Phương hướng triển khai, thực hiện trong những năm tiếp theo

- Tiếp tục quán triệt cho CBCCVC trong đơn vị, cha mẹ học sinh, học sinh thấy rõ tầm quan trọng trong việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho HS trong thời gian tới.

- Các bộ phận trong nhà trường phối hợp tốt và thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đạo đức học sinh trong nhà trường. Đồng thời gắn với việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.

- Nâng cao hiệu quả giáo dục cho HS trong việc chấp hành nội quy trường lớp, các quy định của địa phương, nơi cư trú, thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, quyền và bổn phận trẻ em, bảo vệ môi trường, phòng chống tố giác tội phạm,... Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiệu quả hơn. Tập trung tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho HS.

- Thực hiện nghiêm túc các nội dung tích hợp liên quan đến giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho HS. Học tập và vận dụng những đơn vị đã làm đạt hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh thực hiện giáo dục truyền thống đạo đức, tình yêu thương quê hương đất nước, con người, thiên nhiên, niềm tự hào về quê hương, vun đắp cho những ước mơ, hoài bão của HS được phát triển; phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường GD gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục HS.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong đội ngũ và HS, kỹ năng ứng phó với một số tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, người xung quanh; kỹ năng biết thông cảm và chia sẻ, giúp đỡ nhau. Đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh không có tiêu cực, không có tệ nạn xã hội.

- Một số chỉ tiêu cơ bản:

+ 100% học sinh trong đơn vị được tuyên truyền, phổ biến những quy định của nhà trường, quy định đối với HS tiểu học theo Điều lệ trường tiểu học; tất cả CBCCVC và HS nhà trường chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

+ Bổ sung, điều chỉnh và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học để phù hợp tình hình mới.

+ 100% đội ngũ giáo viên thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. 100% GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

+ 100% học sinh tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, hoạt động lao động tập thể do nhà trường tổ chức và cấp trên phát động.

V. Kiến nghị đề xuất

1. Đối với Sở GD&ĐT

Cần triển khai nhân rộng, chia sẻ những mô hình làm sáng tạo, có hiệu quả để các đơn vị khác học tập.

2. Đối với địa phương

Tạo nhiều sân chơi cho HS, nhằm giúp các em được vui chơi giải trí, trải nghiệm, nhất là các dịp lễ, trong hè.

HIỆU TRƯỞNG

……………………………….

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm