Mẫu báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy Báo cáo biện pháp thi giáo viên dạy giỏi

Mẫu báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy gồm 2 mẫu được lập ra nhằm giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng biết cách viết báo cáo.

Nội dung trong mẫu báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên bao gồm các vấn đề cơ bản như: lý do đưa ra các biện pháp, mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, hiệu quả. Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy có thể coi là bước đi đầu tiên phong cho một nền giáo dục mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước.

Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy - Mẫu 1

TRƯỜNG THCS ………
HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

.………, ngày …. tháng 10 năm 2022

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: …………………………………………………………………….

Tên giáo viên dự thi: ………………………………………………………………

Tổ chuyên môn: …………………………………………………………………....

Môn dự thi: …………………………………………………………………………

I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

1.1. Thực trạng: …………………………………………………………………..

1.2. Nguyên nhân: ………………………………………………………………..

1.3. Yêu cầu cần giải quyết: ….

II. MỤC TIÊU (Nêu rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể mà biện pháp hướng tới)

III. NỘI DUNG, CÁCH THỰC HIỆN

(Nêu cụ thể nội dung, cách thức đã thực hiện biện pháp tại cơ sở giáo dục).

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

IV. HIỆU QUẢ

4.1. Mức độ phù hợp với học sinh và thực tiễn của nhà trường: ….

4.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG: ….

4.3. Kết quả cụ thể: ….

(Đánh giá hiệu quả trước và sau khi áp dụng biện pháp qua kết quả định tính hoặc định lượng).

…………………………………………………………………………………………..

4.4. Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp: ….

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

V. MINH CHỨNG

Có thể cung cấp minh chứng kèm theo ở các dạng:

- Bản thống kê/khảo sát chi tiết về hiệu quả của biện pháp, bảng xử lý dữ liệu…

- Bản ghi hình, hình ảnh chụp quá trình triển khai, kết quả thực hiện biện pháp…

- Các nhận xét/đánh giá của đơn vị/cá nhân áp dụng hoặc các chuyên gia…

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI BÁO CÁO

(Ký và ghi rõ họ tên)

Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy - Mẫu 2

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng mong muốn: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Đây là câu nói được trích dẫn trong lời kêu gọi toàn dân “Tập thể dục” đăng trên báo Cứu quốc năm 1946. Điều này đã khẳng định “tập thể dục” đối với mọi người dân, mọi lứa tuổi đều rất quan trọng, có sức khỏe tốt chúng ta có thể làm được mọi việc với kết quả cao nhất. Mọi công việc muốn thành công đều cần đến sức khỏe vì “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”.

Đặc biệt với trẻ Mầm non, vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển ở cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vận động thì những vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn, hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Chính vì thế, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng và cần thiết nhất trong chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non.

Qua khảo sát cân đo đầu năm lớp 4 - 5 tuổi A6: Có 2/26 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân; 2/36 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, 1/36 trẻ béo phì. Tôi thực sự rất lo lắng, những câu hỏi như: “Làm thể nào để các con suy dinh dưỡng và béo phì lớp của mình phụ trách được trở về trạng thái cơ thể phát triển bình thường” cứ thôi thúc tôi hằng ngày, hàng giờ. Suy nghĩ rất nhiều và rồi, tôi đã mạnh dạn lựa chọn: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6, trường Mầm non ...............”

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ LỚP 4 - 5 TUỔI A6, TRƯỜNG MẦM NON ...............

1. Ưu điểm

1.1. Nhà trường

Trường Mầm non ...............được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2

kiểm định chất lượng mức độ 3 tháng 12 năm 2019..

Trường có 3 khu với tổng số 20 nhóm lớp, huy động được 530 học sinh.

Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên toàn trường là 59 đồng chí. Ban giám hiệu trẻ, năng động; giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, luôn yêu nghề, mến trẻ.

Cơ sở vật chất khang trang, phòng học rộng rãi thoáng mát đảm bảo cho trẻ hoạt động. Các thiết bị đúng chuẩn theo Thông tư 02 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

Nhà trường chú trọng đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất, xây dựng mô hình sân chơi thể dục, khu thể chất riêng biệt. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu vận động của trẻ. Các góc chơi vận động trong và ngoài lớp được bố trí trang trí phong phú và đẹp mắt.

1.2. Giáo viên

Lớp có 02 giáo viên. 02/02 giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

GV có tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ, luôn trau dồi học hỏi, linh hoạt sáng tạo trong phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, được phụ huynh, học sinh và đồng nghiệp tin yêu.

1.3. Phụ huynh

Đa số phụ huynh quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và ủng hộ phong trào của trường, lớp.

1.4. Học sinh

Lớp có 26 học sinh. Có 26/26 học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.

2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.1. Nhà trường

Trường có nhiều điểm lẻ, nên còn khó khăn trong việc học tập và trao đổi chuyên môn.

Trường nằm trên địa bàn Khu Công Nghiệp Quế Võ nên số lượng học sinh của trường không ổn định.

2.2. Giáo viên

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Mơ là giáo viên mới vào nghề nên việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp còn chưa có nhiều kinh nghiệm.

2.3. Phụ huynh

Một số phụ huynh học sinh nhận thức chưa cao về trách nhiệm phối kết hợp của phụ huynh với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên quá trình triển khai, thực hiện biện pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh còn hạn chế.

2.4. Học sinh

Một số trẻ trái tuyến đến học có những tập tục, thói quen khác nhau.

Nguyên nhân: 100% trẻ là con công nhân, từ nhiều nơi đến học tại trường.

Trẻ đầu năm kết quả khảo sát còn thấp. Cụ thể:

Nội dung

Mức độ hứng thú, tập trung chú ý của trẻ

Rất hứng thú

Hứng thú

Bình thường

Thờ ơ

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Khả năng hứng thú, tích cực tham gia của trẻ

3

11.5

8

30.8

9

34.6

6

23.1

Khả năng tập trung chú ý cuả trẻ

2

7.7

6

23.1

10

38.5

8

30.8

Bảng 2: Bảng khảo sát kĩ năng vận động của trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6 trước thực nghiệm

Tổng số lượng trẻ khảo sát

Mức độ thực hiện các kĩ năng của trẻ

26

Tốt

khá

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

3/26

11.5

8/26

30.8

9/26

34.6

6/26

23.1

Bảng 3: Bảng tổng hợp khảo sát theo dõi sức khỏe đầu năm của lớp 4 - 5 tuổi A6

Tổng số trẻ khảo sát

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Suy dinh dưỡng thể thấp còi

Thừa cân

Béo phì

26

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

2/26

7.7

2/26

7.7

0/26

0

1/26

3.8

Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy các mặt phát triển của trẻ còn khá thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, nhiều trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi, có một số trẻ mắc bệnh béo phì do sinh hoạt ăn uống ở nhà và thói quen trẻ ít vận động.

............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm mẫu báo cáo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 237
  • Lượt xem: 3.328
  • Dung lượng: 2,5 MB
Sắp xếp theo