Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 Bài tập Tết 2024 môn Tiếng Việt 5
Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 mang tới các dạng bài tập, giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập, củng cố kiến thức môn Tiếng Việt thật tốt để tránh quên bài sau kỳ nghỉ Tết 2024 dài ngày.
Bài tập Tết Tiếng Việt lớp 5 bao gồm 2 phiếu ôn tập và đề ôn tập Tết, giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập Tết cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập Tết môn Toán. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
Bài tập Tết 2024 môn Tiếng Việt lớp 5 - Phiếu 1
Bài 1. Cho đoạn văn
Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
a) Xếp các từ vào 3 nhóm:
- Động từ: ............................................................................................................................
- Tính từ: ............................................................................................................................
- Quan hệ từ: ......................................................................................................................
b) Sửa lại chỗ sai trong các câu sau:
a. Vì sức khỏe yếu nên mẹ em thường dậy rất sớm.
.............................................................................................................................................
b. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nên bạn Lan vẫn vươn lên trong học tập.
.............................................................................................................................................
Bài 2. Viết một đoạn văn tả người mẹ mà em yêu mến.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Bài 3. Cho đoạn văn:
Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.
Hãy tìm các danh từ ở đoạn văn trên để xếp vào các nhóm sau:
a. Nhóm các danh từ chỉ người
.............................................................................................................................................
b. Nhóm các danh từ chỉ con vật
.............................................................................................................................................
c. Nhóm các danh từ chỉ cây cối
.............................................................................................................................................
d. Nhóm các danh từ chỉ vật
.............................................................................................................................................
Bài 4. Cho từ “để” là từ đồng âm
Hãy đặt 2 câu:
- Một câu có từ để là động từ
.............................................................................................................................................
- Một câu có từ để là quan hệ từ
.............................................................................................................................................
Bài 5. Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN.
a. Miền Nam là quê hương của vô vàn quả ngọt trái thơm
.............................................................................................................................................
b. Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc
.............................................................................................................................................
Bài 6. Hãy tả lại người bạn thân của em.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Bài 7. Chép đoạn văn
Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm 3, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm òe cả những nhánh to nhất.
Hãy tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên và ghi vào 3 nhóm.
a. Danh từ
.............................................................................................................................................
b. Động từ
.............................................................................................................................................
c. Tính từ
.............................................................................................................................................
Bài 8. Điền thêm một số vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a. Em về nhà và.........................................................................................................
b. Em về nhà rồi........................................................................................................
Bài 9. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu trong các câu ghép sau đây
a. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam cần cù
.............................................................................................................................................
b. Vì Lan chăm chỉ học tập nên Lan đạt kết quả cao trong học tập
.............................................................................................................................................
Bài 10. Cho đoạn văn:
….’’Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um ,trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo’’.
Bài tập Tết 2024 môn Tiếng Việt lớp 5 - Phiếu 2
Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:
Câu | Quan hệ từ | Mối quan hệ được biểu thị |
1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được. | ............................ | ............................ |
2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại. | ............................ | ............................ |
3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ. | ............................ | ............................ |
4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm. | ............................ | ............................ |
5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện. | ............................ | ............................ |
Bài 2. Xác định chủ ngữ(CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên.
Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?
a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.
c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
d. Mây tan và mưa lại tạnh .
đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. .
Bài 4. Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu
a, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
b, Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước.
c, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm:
a) ............nó hát hay ...........nó còn vẽ giỏi .
b) Hoa cúc ...........đẹp ............nó còn là một vị thuốc đông y .
c) Bọn thực dân Pháp ................. không đáp ứng ........... chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước.
d) ......... nhà An nghèo quá ..... nó phải bỏ học.
e) ........... nhà An nghèo ........ nó vẫn cố gắng học giỏi.
g) An bị ốm .... nó rãi nắng cả ngày hôm qua.
h) .......... An không rãi nắng..... nó đã không bị ốm.
Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau vào vở luyện Tiếng Việt rồi phân tích những câu đó:
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê.
Bài 7. Đặt 2 câu ghép:
a. Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b. Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả)
c. Có mối quan hệ tương phản.
d. Có mối quan hệ tăng tiến.
Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 6.
Bài 9. Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi.
Bài 10. Em kể lại một việc làm tốt em đã làm hoặc chứng kiến làm về tình bạn.
Đề ôn tập Tết lớp 5 môn Tiếng Việt
I – Bài tập về đọc hiểu
Cây xương rồng
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây
b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa
c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết
d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ
Câu 2. Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?
a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn
b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư
c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng
d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ
Câu 3. Khi chết, người con biến thành gì?
a- Người con biến thành ngọn gió lang thang
b- Người con cũng biến thành cây xương rồng
c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc
d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ
Câu 4. Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?
a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được
b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu
c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn
d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) r hoặc d, gi:
Ó o từ gốc cây …ơm
Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng
Ông trời bật lửa đằng đông
Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai
Mẹ ra kéo nước…ếng khơi
Chị mây ...ậy muộn ngượng cười lên theo
Cùng em tinh nghịch chú mèo
Meo meo thể...ục bài trèo cây cau.
(Theo Nguyễn Ngọc Oánh)
b) o hoặc ô
D..ng s...ng qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
S...ng mở những cánh buồm
Thuyền về xuôi lên ngược.
R...n rã c...n tàu dắt
Kéo cả đoàn sà lan
G... nứa từ trên ngàn
Thả bè chơi r...ng rắn.
(Theo Việt Tâm)
Câu 2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng:
lao công, công dân, tấn công, công chúng, phản công, công cộng, nhân công, tiến công
Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung” | Công có nghĩa là “thợ” | Công có nghĩa là “đánh, phá” |
....................................... ....................................... | ....................................... ....................................... | ....................................... ....................................... |
Câu 3. Dùng gạch chéo (/) tách các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau:
a) Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ.
b) Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm
c) Vì người con đã biến thành sa mạc nên người mẹ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ít nhất 1 câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Câu 5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện chương trình hoạt động của lớp em:
Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3
(Lớp .......)
I – Mục đích
............................................................................................................................
............................................................................................................................
II – Phân công chuẩn bị
1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ:..................................
2. Trang trí lớp:................................................................................................
3. Làm báo tường:............................................................................................
4. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình:...........................................................................................
- Các tiết mục văn nghệ:
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ:.................................................................
III – Chương trình cụ thể
1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ:.....................................
2. Giới thiệu báo tường:......................................................................................
3. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình:..................................................................................
- Biểu diễn:
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
4. Phát biểu kết thúc buổi lễ:...............................................................................
Đáp án
Phần I
1. a
2. b
3. c
4. b
Phần II
Câu 1. Điền đúng
a)
Ó o từ gốc cây rơm
Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng
Ông trời bật lửa đằng đông
Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai
Mẹ ra kéo nước giếng khơi
Chị mây dậy muộn ngượng cười lên theo
Cùng em tinh nghịch chú mèo
Meo meo thể dục bài trèo cây cau.
b)
Dòng sông qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
Sóng mở những cánh buồm
Thuyền về xuôi lên ngược.
Rộn rã con tàu dắt
Kéo cả đoàn sà lan
Gỗ nứa từ trên ngàn
Thả bè chơi rồng rắn
Câu 2. Giải đáp:
- Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công chúng, công cộng
- Công có nghĩa là “thợ”: lao công, nhân công
- Công có nghĩa là “đánh, phá”: tấn công, phản công, tiến công
Câu 3. a) Tất cả các cô gái/ đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai /đều biến thành đại thụ.
b) Người mẹ/ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai / lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm
c) Vì người con/ đã biến thành sa mạc nên người mẹ /mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
Câu 4. Tham khảo: Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Nước da bà đỏ hồng, lác đác vài chấm tàn hương. Tóc bà rụng nhiều, không còn dày nặng như xưa nhưng bà vẫn vấn tóc trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Hàm răng bà đen nhánh. Em nghe mẹ kể rằng: Ngày xưa, hồi bà còn trẻ, bà nhuộm răng nên bây giờ răng bà mới chắc và đẹp như thế.
Câu 5. Tham khảo: Chương trình liên hoan văn nghệ
Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3
(Lớp 5D)
I – Mục đích
Chào mừng Ngày 8 – 3, bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô giáo và bộc lộ tình cảm yêu quý với các bạn nữ
II – Phân công chuẩn bị
1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ: Minh, Thắng
2. Trang trí lớp: Hoàng, Hải, Xương
3. Làm báo tường: Đại, nam và Ban biên tập, cả lớp viết bài
4. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình: Tuấn Anh
- Các tiết mục văn nghệ:
+ Đồng ca: cả lớp
+ Đơn ca: Thành Trung
+ Tam ca: Hùng Dũng, Anh tài, Chí Duy
+ Ngâm thơ: Hoàng Đức
+ Độc tấu sáo: Lê Sơn
5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ: Các bạn nam
III – Chương trình cụ thể
1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ: lớp trưởng Lê Hải
2. Giới thiệu báo tường: Trưởng Ban biên tập Trần Nam
3. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình: Tuấn Anh
- Biểu diễn: + Đồng ca: cả lớp
+ Đơn ca: Thành Trung
+ Tam ca: Hùng Dũng, Anh Tài, Chí Duy
+ Ngâm thơ: Hoàng Đức
+ Độc tấu sáo: Lê Sơn
4. Phát biểu kết thúc buổi lễ: Cô giáo chủ nhiệm