Bài tập trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài tập Hóa học 10
Bài tập trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 30 câu hỏi xoay quanh kiến thức về bảng tuần hoàn. Qua đó giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, làm quen với các dạng bài tập Hóa học để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC.
Bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d và nguyên tố f.
D. Nguyên tố s và nguyên tố p
Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3 B. 4 và 3 | C. 3 và 4 D. 4 và 4 |
Câu 3: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?
A. IIA
B. IIB
C. IA
D. IB
Câu 4: Tìm câu phát biểu sai khi nói về chu kì:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân
B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau
C. Trong chu kì 2, 3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
D. Chu kì nào cũngmở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có electron hóa trị bằng nhau
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron bằng nhau
C. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm
D. Số thứ tự của nhóm bằng hóa trị cao nhất với oxi
Câu 6: Chọn câu đúng:
A. Tính chất của các nguyên tố hóa học cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau
B. Tính chất của các nguyên tố hóa học cùng nhóm A bao giờ cũng tương tự nhau
C. Tính chất của các ngtố chỉ phụ thuộc vào cấu trúc lớp vỏ e mà không phụ thuộc vào lớp e ngoài cùng
D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong một chu kì là tương tự nhau
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B
Câu 8: Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?
A. Nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f
B. Tổng số electron trên lớp ngoài cùng
C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng
D. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó
Câu 9: Số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết:
1. Số điện tích hạt nhân 4. Số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn
2. Số nơtron trong nhân nguyên tử 5. Số proton trong nhân hoặc electron trên vỏ
3. Số electron trên lớp ngoài cùng 6. Số đơn vị điện tích hạt nhân.
Hãy cho biết các thông tin đúng:
A. 1,3,5,6
B. 1,2,3,4
C. 1,3,4,5,6
D. 2,3,5,6
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 33 trong bảng tuần hoàn. X thuộc:
A. Chu kì 3, nhóm VA
B. Chu kì 4, nhóm VB
C. Chu kì 4, nhóm VA
D. Chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 11: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:
A. Nhóm IA
B. Chu kì 2
C. Nhóm IIIA
D. Chu kì 3
Câu 12: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s13p4
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p3
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IVA có số hiệu nguyên tử là:
A. 13
B. 14
C. 21
D. 22
Câu 14: Nguyên tố hóa học Ca có Z = 20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số electron trên lớp vỏ là 20
B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng
C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton
D. Nguyên tố hóa học này là phi kim
Câu 15: Nguyên tố hóa học X có electron hóa trị là 3d34s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VA
B. Chu kì 4, nhóm VB
C. Chu kì 4, nhóm IIA
D. Chu kì 4, nhóm IIIB
Câu 16: Cho nguyên tố có kí hiệu 3919X, X có đặc điểm:
A. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IA
B. Số nơtron trong hạt nhân X là 20
C. Ion X+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
D. X là phi kim và có tính khử mạnh.
Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự Z = 16, vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. Chu kì 3, nhóm IVA
B. Chu kì 3, nhóm VIA
C. Chu kì 4, nhóm VIA
D. Chu kì 2, nhóm IIA
Câu 18: Nguyên tố có Z = 22 thuộc chu kì:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 19: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p3. Hãy chọn câu đúng:
a) Số electron lớp ngoài cùng là:
A. 3
B. 2
C. 6
D. 5
b) X thuộc chu kì:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
c) X thuộc nhóm:
A. IA
B. VA
C. IIIA
D. IVA
Câu 20: Nguyên tử nguyên tố A có 5 electron ở phân lớp p, vậy A thuộc nhóm:
A. VA
B. VIIA
C. VIIB
D. VIA
Câu 21: Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:
(A) 1s22s22p63s2.
(B) 1s22s22p63s23p64s1.
(C) 1s22s22p63s23p64s2
(D) 1s22s22p63s23p5
(E) 1s22s22p63s23p63d64s2.
(F) 1s22s22p63s23p1.
Các nguyên tố thuộc cùng chu kì là:
A. A, D, F
B. B, C, E
C. C, D
D. A, B, F
Câu 22: Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì ion tạo nên từ X sẽ có cấu hình electron:
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p63s23p2
C. 1s22s22p6
D. 1s22s22p63s23p6
Câu 23: Anion có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. Chu kì 2, nhóm IVA
B. Chu kì 3, nhóm IVA
C. Chu kì 3, nhóm VIIA
D. Chu kì 3, nhóm II
Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có cùng:
A. Nguyên tử khối
B. Số lớp electron
C. Cấu hình electron lớp ngoài cùng
D. Bán kính nguyên tử
Câu 25: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:
A. Các nguyên tố s
B. Các nguyên tố p
C. Các nguyên tố s và các nguyên tố p
D. Các nguyên tố d
Câu 26: Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình e nguyên tử?
A. Số electron hóa trị
B. Số lớp electron
C. Số electron lớp L
D. Số phân lớp electron
Câu 27: Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí ucar R trong bảng tuần hoàn là:
A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA
B. Na, chu kì 3, nhóm IA
C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA
D. F, chu kì 2, nhó VIIA
Câu 28
X là nguyên tố phi kim có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị với hidro. Số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 29: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 3 và các nhóm IIA, IIIA
B. Chu kì 2 và các nhóm IIA, IIIA
C. Chu kì 3 và các nhóm IA, IIA
D. Chu kì 2 và các nhóm IA, IIA
Câu 30: Nguyên tố thuộc nhóm và chu kì nào trong bảng tuần hoàn thì có cấu hình electron hóa trị là 4s1?
A. Chu kì 1 nhóm IVA
B. Chu kì 4, nhóm IA
C. Chu kì 1, nhóm IVB
D. Chu kì 4, nhóm IB