Soạn bài Nghìn năm văn hiến trang 15 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 2

Soạn bài Tập đọc Nghìn năm văn hiến giúp các em học sinh lớp 5 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như bố cục, nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 15, 16.

Đồng thời, cũng hướng dẫn chi tiết cách đọc, giúp các em đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bài. Tập đọc Nghìn năm văn hiến - Tuần 2 còn hỗ trợ thầy cô trong quá trình soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc Nghìn năm văn hiến

Bài đọc

Nghìn năm văn hiến

Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Triều đạiSố khóa thiSố tiến sĩSố trạng nguyên
6110
Trần14519
Hồ2120
104178927
Mạc2148411
Nguyễn385580
Tổng cộng185289647

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

NGUYỄN HOÀNG

Từ khó

  • Văn hiến: truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
  • Văn Miếu: nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
  • Quốc Tử Giám: trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.
  • Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ trong kì thi quốc gia về Nho học thời xưa (thi Hội).
  • Chứng tích: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Hướng dẫn đọc

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Giọng đọc phải thể hiện được tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống khoa cử, văn hiến lâu đời của dân tộc.

-Khi đọc tới bảng thống kê nên đọc rõ ràng, mạch lạc bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau:

  • Triều đại/ Lý / Số khoa thi/ 6 / Số tiến sĩ / 11/ Số trạng nguyên / 0/
  • Triều đại/ Trần / Số khoa thi/ 14/ Số tiến sĩ/ 51/ Số trạng nguyên/ 9/
  • Tổng cộng/ số khoa thi/ 185/ Số tiên sĩ/ 2896/ Số trạng nguyên/ 46/

Bố cục

Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau
  • Đoạn 2: Bảng thống kê
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 16

Câu 1

Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

Trả lời:

Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

Câu 2

Hãy đọc và phân tích bằng số liệu thống kê theo các mục sau:

a) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

b) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

Trả lời:

a. Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê – 104 khoa thi.

b. Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là triều Lê – 1780 tiến sĩ.

Câu 3

Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?

Trả lời:

Bài văn giúp em hiểu rằng: nước Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân tài, là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất tự hào về truyền thống đó.

Ý nghĩa bài Nghìn năm văn hiến

Bài văn giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng thời cho biết những số liệu về chế độ thi cử ở nước ta thời phong kiến từ đó cho thấy Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
110
  • Lượt tải: 44
  • Lượt xem: 13.460
  • Dung lượng: 144,3 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo