Đọc: Lớp học trên đường - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 5
Soạn bài Lớp học trên đường giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 60, 61. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Lớp học trên đường - Tuần 7.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Lớp học trên đường của Bài 5 Chủ đề Chủ nhân tương lai theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn bài Lớp học trên đường Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 60, 61
Khởi động
Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài và đoán xem bài đọc viết về điều gì.
Trả lời:
Bài đọc viết về một buổi học ở trên cánh đồng.
Bài đọc
Lớp học trên đường
Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:
– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.
Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.
Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.
Một hôm, tôi đọc sai, thầy tôi nói:
– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.
Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
Từ đó, tôi không dám sao những một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:
– Bây giờ con có muốn học nhạc không?
– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:
– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
Theo Héc-to Ma-lô, Hà Mai Anh dịch
- Mẫu chuyện trên được trích từ tiểu thuyết "Không gia đình" của nhà văn Pháp Héc-ta Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh,Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.Trải bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt.
- Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn.
- Sao nhãng: (nghĩa trong bài) không dồn công sức vào công việc chính phải làm, do chủ quan.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học khi đi trên đường.
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy lớp học của Rê-mi khác lạ so với lớp học thông thường.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy lớp học của Rê-mi khác lạ so với lớp học thông thường:
- Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ và khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái.
- Dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc.
Câu 3: Từ ngữ nào dưới đây phù hợp để nhận xét về tinh thần học tập của Rê-mi? Vì sao?
- hiếu học
- sáng dạ
- sao nhãng
Trả lời:
Từ ngữ phù hợp để nhận xét về tinh thần học tập của Rê-mi là hiếu học.
Vì cậu học rất chăm chỉ và thông minh, cậu không sao nhãng một phút giây nào dù học trong hoàn cảnh khó khăn.
Câu 4: Theo em, vì sao thầy Vi-ta-li nhận xét Rê-mi “là một đứa trẻ có tâm hồn"?
Trả lời:
Thầy Vi-ta-li nhận xét Rê-mi “là một đứa trẻ có tâm hồn" vì khe thầy hát, có lúc cậu muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ và tưởng như đang trông thấy mẹ ở nhà.
Câu 5: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhân vật Rê-mi trong truyện. Vì cậu là một người thông minh, hiếu học và có tâm hồn.
Cùng sáng tạo
Ghi lại những điều thú vị về mỗi nhân vật trong truyện “Lớp học trên đường”.