Mẫu số 04-HS: Quyết định tạm giam Dùng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Mẫu số 04-HS: Quyết định tạm giam được chúng tôi tổng hợp chi tiết và mới nhất. Mẫu quyết định tạm giam được ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.
TÒA ÁN.........................(1) –––––––– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– |
Số:..../..... (2)/HSST-QĐTG | ......... ngày..... tháng..... năm... |
QUYẾT ĐỊNH TẠM GIAM
CHÁNH ÁN (PHÓ CHÁNH ÁN) TÒA ÁN(3)..............................
Căn cứ các điều 44, 109, 113, 119, 277 và 278 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…;
Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (bị cáo)(4) để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Tạm giam bị can (bị cáo):(5).......................................................................................................
…………………………..………………………………………….....................................………….
Bị Viện kiểm sát(6)............................... truy tố về tội (các tội) (7)..................................................
Theo điểm (các điểm)........khoản (các khoản).......Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự.
Thời hạn tạm giam là:(8) ....................., kể từ ngày(9)...................................................................
Điều 2
Cơ sở giam giữ (10)............................................ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - (12).........................; - Lưu hồ sơ vụ án. | (11)................... (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-HS:
(1) và (3) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/HSST-QĐTG).
(4) trước khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì ghi “bị can” và sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi “bị cáo”.
(5) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp.
(6) ghi Viện kiểm sát truy tố.
(7) ghi các tội bị truy tố theo hồ sơ vụ án.
(8) ghi cả số và cả bằng chữ; thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.
(9) ghi ngày hết thời hạn tạm giam theo Quyết định tạm giam trước đó.
(10) ghi cụ thể tên Trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng. Ví dụ: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu); Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; Nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
(11) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi “KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”.
(12) Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ, bị can (bị cáo).