Lịch sử lớp 5 Bài 20: Bến Tre đồng khởi Giải bài tập Lịch sử 5 trang 43
Giải Lịch sử 5 Bài 20: Bến Tre đồng khởi giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 trang 43, 44.
Qua đó, giúp các em ôn tập hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 20 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 20: Bến Tre đồng khởi
Trả lời câu hỏi Lịch sử 5 Bài 20 trang 44
❓Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam?
Trả lời:
Bức hình cho thấy khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam vô cùng quyết liệt, đông đảo nhân dân hăng hái tham gia vào cuộc nổi dậy. Người người đều đồng lòng đứng lên bảo vệ đất nước.
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 44
Câu 1
Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Trước sự tàn sát của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng khởi”. Bến Tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất.
Câu 2
Thuật lại sự kiện ngày 17 - 1 - 1960 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre
Trả lời:
Ngày 17 - 1 - 1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi" ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác,... nhân dân nhất loạt vùng dậy. Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng súng,... hoà cùng tiếng hò reo vang dội của hàng vạn người đã làm chữ quân địch khiếp đảm. Nhân dân cùng với các chiến sĩ tự vệ phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ - Diệm ở các xã, ấp.
Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh ra các huyện khác. Chỉ trong một tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
Hoặc trả lời ngắn gọn:
- Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre.
- Với vũ khí thô sơ, nhân dân vùng dậy, làm cho quân địch khiếp đảm.
- Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh các huyện khác.
- Từ Bến Tre, phong trào lan khắp miền Nam.
Câu 3
Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
Trả lời:
Phong trào “Đồng khởi" ở Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960, có hơn 10 triệu lượt người, bao gồm nông dân, công nhân, trí thức,... tham gia đấu tranh chống lại Mĩ - Diệm. Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức đấu tranh chính trị mà còn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quản đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng.
Lý thuyết bài Bến Tre đồng khởi
- Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng Khởi” ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, nhân dân vùng dậy, làm cho quân địch khiếp đảm.
- Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh các huyện khác. Sau đó, lan khắp miền Nam.
- Sau một tuần: 22 xã được giải phóng, 29 xã khác được tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
- Phong trào mở ra thời kì mới cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Huong Nguyen thi myThích · Phản hồi · 1 · 13/02/23
- Tuyết MaiThích · Phản hồi · 1 · 14/02/23
-