Lịch sử lớp 5 Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Giải bài tập Lịch sử 5 trang 35
Giải Lịch sử 5 Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 trang 35, 36, 37.
Qua đó, giúp các em ôn tập hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 16 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
Trả lời câu hỏi Lịch sử lớp 5 Bài 16 trang 36
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ: Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. Đại hội chỉ rõ rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 37
Câu 1
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
Trả lời:
Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. Đại hội chỉ rõ rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 2
Hãy tìm hiểu thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
Trả lời:
- Đại hội đã bầu được 7 anh hùng chiến sĩ thi đua: Cù Chính Lan, Nguyễn Quốc Trị, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh.
- La Văn Cầu tên thật là Sầm Phúc Hướng, ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng. La Văn Cầu được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1950.
- Từ năm 1948 đến năm 1952, La Văn Cầu đã tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949, ông đã xung phong và một mình bắn chết lính Pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe đối phương dùng súng trên xe diệt thêm 10 lính Pháp nữa.
- Trong Trận Đông Khê thuộc Chiến dịch biên giới năm 1950, La Văn Cầu là chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị phía sau tiến công đồn. Ông Cầu bị trúng đạn dập nát một phần cánh tay phải. La Văn Cầu đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương và tiếp tục chiến đấu.
- Năm 1983, ông Cầu được chuyển về Hà Nội công tác tại Tổng cục Chính trị. Một thời gian sau, ông chuyển về Bảo tàng Quân đội làm công tác cán bộ.
- Sau khi về hưu, ông La Văn Cầu tham gia hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ Ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lý thuyết bài Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng diễn ra vào tháng 2 năm 1951, nhằm phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
- Sự lớn mạnh của hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới: Sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm, các trường đại học Sư phạm, Đại học Y – Dược đào tạo được nhiều cán bộ phục vụ kháng chiến.
- Đại hội thi đua anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất diễn ra vào ngày 1/5/1952. Khẳng định những đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi cuộc kháng chiến.