Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích Đoạn văn miêu tả tâm trạng Thúy Kiều hay nhất

Đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích gồm 2 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em thấy được nỗi nhớ gia đình, bố mẹ và tấm lòng hiếu thảo của nàng Kiều.

Thúy Kiều

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ nét nhất về tâm trạng của Kiều, buồn tủi khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cùng niềm khao khát được trở về đoàn tụ với gia đình mãnh liệt. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều - Mẫu 1

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã thể hiện được hoàn cảnh éo le, ngang trái của Thúy Kiều, qua đó bộc lộ tâm trạng buồn thương, đau đớn và cả những vẻ đẹp đáng trân trọng của Thúy Kiều. Bị đẩy vào tình cảnh đáng thương, thế nhưng trong tận cùng của nỗi đau, nàng vẫn dành những tình cảm ấm áp, chân thành nhất dành cho những người thương yêu của mình, đó là nỗi nhớ Kim Trọng, nỗi nhớ cha mẹ. Ở nơi "chân trời góc bể bơ vơ", nàng nhớ về gia đình, về cha mẹ. Động từ "xót" kết hợp với câu hỏi tu từ "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?" đã thể hiện sự lo lắng, xót thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Nàng tự trách vì không thể ở bên cha mẹ những khi thời tiết thay đổi, rồi ai sẽ quạt cho cha mẹ khi trời nóng bức, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời chuyển lạnh? Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

Đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều - Mẫu 2

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thuộc phần 2 Gia biến và lưu lạc. Đoạn trích viết về cảnh ngộ đáng thương và tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi bị Tú Bà "giam lỏng" ở lầu Ngưng Bích. Trong khung cảnh rộng lớn nhưng vắng vẻ, rợn ngợp của lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã nhớ về Kim Trọng, về cha mẹ. Trong nỗi nhớ cha mẹ, nàng xót xa, tự trách vì không làm tròn chữ hiếu, không thể phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Chỉ một từ "xót" thôi đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng hiếu thảo của nàng dành cho đấng sinh thành. Thúy Kiều lo lắng, xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ già "tựa cửa hôm mai" mong ngóng tin con. Nàng tự trách vì không ở bên phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi thời tiết thay đổi. Thông qua sử dụng điển tích, điển cố về Sân Lai, gốc tử và các thành ngữ "rày trông mai chờ", "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa", đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện sống động nỗi nhớ và những tâm trạng phức tạp của nàng Kiều với cha mẹ, đó là nỗi lo lắng, tấm lòng hiếu thảo của một người con. Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với ngôn ngữ độc thoại nội tâm được sử dụng trong 4 câu thơ đã thành công tâm trạng buồn thương và nỗi nhớ mong của Thúy Kiều.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 1.067
  • Dung lượng: 116,9 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan