Đoạn văn nghị luận về tinh thần học hỏi (6 mẫu) Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ lớp 9 hay nhất

Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần học hỏi gồm 6 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vai trò của tinh thần học hỏi trong cuộc sống hiện nay để luôn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình.

Tinh thần học hỏi

Học hỏi là một quá trình dài xuyên suốt cuộc đời con người, giúp ta tiếp thu kiến thức, trau dồi bản thân để nhanh chóng vươn tới thành công hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn nghị luận 200 chữ của mình:

Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần học hỏi

Để tiến gần hơn tới thành công, con người không thể không có tinh thần học hỏi. Nhìn vào những vĩ nhân của thế giới, ai cũng mang trong mình lòng ham muốn khám phá và chinh phục tri thức. Đó là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, "hiệp sĩ công nghệ" Nguyễn Công Hùng, người soạn từ điển cho trẻ câm điếc Đoàn Phạm Khiêm,... Họ đều là người có tinh thần cầu tiến, không vì khó khăn mà từ bỏ, liên tục trau dồi và phát triển bản thân. Cũng nhờ đó mà họ đã làm nên nhiều thành tựu lớn lao, đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ đã trở thành tấm gương sáng để các thế hệ sau học hỏi, noi theo. Ấy vậy nhưng trên thực tế, vẫn còn có người chưa được tự giác, chỉ phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác. Điều này khiến những người đó trở nên ngày một thụ động hơn, dần tách mình khỏi cộng đồng. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập ngày nay, nếu không có tinh thần ham học hỏi, con người rất dễ bị bỏ lại phía sau. Vậy nên, mỗi cá nhân cần tự rèn luyện bản thân mình thật tốt. Việc chuẩn bị đầy đủ hành trang về cả tri thức, kĩ năng, đạo đức là vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại học hỏi, trải nghiệm. Có như vậy, bản thân con người mới có được những bài học cần thiết để trưởng thành. Từ đó trở thành một người có ích, góp phần giúp xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.

Đoạn văn nghị luận 200 chữ về tinh thần học hỏi

Để tiến gần hơn tới thành công, con người không thể không có tinh thần học hỏi. Nhìn vào những vĩ nhân của thế giới, ai cũng mang trong mình lòng ham muốn khám phá và chinh phục tri thức. Đó là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, "hiệp sĩ công nghệ" Nguyễn Công Hùng, người soạn từ điển cho trẻ câm điếc Đoàn Phạm Khiêm,... Họ đều là người có tinh thần cầu tiến, không vì khó khăn mà từ bỏ, liên tục trau dồi và phát triển bản thân. Cũng nhờ đó mà họ đã làm nên nhiều thành tựu lớn lao, đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ đã trở thành tấm gương sáng để các thế hệ sau học hỏi, noi theo. Ấy vậy nhưng trên thực tế, vẫn còn có người chưa được tự giác, chỉ phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác. Điều này khiến những người đó trở nên ngày một thụ động hơn, dần tách mình khỏi cộng đồng. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập ngày nay, nếu không có tinh thần ham học hỏi, con người rất dễ bị bỏ lại phía sau. Vậy nên, mỗi cá nhân cần tự rèn luyện bản thân mình thật tốt. Việc chuẩn bị đầy đủ hành trang về cả tri thức, kĩ năng, đạo đức là vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại học hỏi, trải nghiệm. Có như vậy, bản thân con người mới có được những bài học cần thiết để trưởng thành. Từ đó trở thành một người có ích, góp phần giúp xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.

Đoạn văn nghị luận xã hội về tinh thần học hỏi

Trong bối cảnh sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế xã hội hiện nay, tinh thần học hỏi đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Trước hết, tinh thần học hỏi là gì? Đó là tinh thần ham học, chăm chỉ, siêng năng cần cù tích lũy kiến thức, kĩ năng không chỉ ở sách vở mà còn ở thực tiễn ngoài đời. Người có tinh thần học hỏi luôn đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và được mọi người yêu mến. Thực tế cho thấy có nhiều bạn học sinh, sinh viên sở hữu đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như bạn Vũ Ngọc Anh, nhờ nỗ lực chăm chỉ học hỏi từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống xung quanh mà bạn đã trở thành một trong những người đầu tiên nhận được tấm vé đi vào vòng Chung kết đường lên đỉnh Olympia 2020. Thật vậy, tinh thần học hỏi có ý nghĩa vô cùng to lớn và cao cả. Nó chính là ngọn lửa soi sáng cho cuộc đời của mỗi con người không đi lạc hướng hay bước nhầm vào con đường tăm tối. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn động lực quý báu giúp bạn không ngừng vươn lên trong học tập. Chưa dừng lại ở đó, trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, nếu không học hỏi, bạn sẽ sớm bị xã hội đào thải điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể sống và tồn tại. Qua đây, mỗi chúng ta mà đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên hãy không ngừng chăm chỉ học hỏi, có như vậy, bạn mới đi đến thành công. Đất nước cùng nhờ đó mà phát triển bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về tinh thần học hỏi

Tinh thần học hỏi đóng vai trò rất quan trọng với thành công của con người. Đó là sự chủ động, miệt mài kiếm tìm và tiếp thu tri thức. Người có ý thức học hỏi luôn giữ cho mình thái độ tích cực dù là trong học tập hay công việc. Họ không hề "giấu dốt", sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi để bản thân hoàn thiện hơn từng ngày. Đây là một điều vô cùng đáng quý. Với thái độ cầu tiến như vậy, những người đó dễ dàng có được thiện cảm của cộng đồng. Nhờ đó, họ có thể tạo dựng thêm các mối quan hệ, giúp ích cho tương lai sau này. "Đầu tư vào tri thức đem lại lợi nhuận cao nhất". Đó là điều triết gia Benjamin Franklin đã quan niệm. Quả thật, tinh thần học hỏi không chỉ giúp mang đến nguồn khối lượng lớn kiến thức mà còn giúp con người nâng cao sự tự tin, năng động. Từ đó, mỗi cá nhân dễ dàng làm chủ cuộc sống, kéo gần khoảng cách tới thành công. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số người chưa ý thức được tầm quan trọng của tinh thần học hỏi. Họ rụt rè, mang tâm lí lo âu, sợ rằng mọi người sẽ đánh giá, cười chê mình. Điều này có thể khiến họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội quý giá trong tương lai. Vậy nên để có thể hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất, hãy chủ động trau dồi chính mình. Mỗi cá nhân hãy dũng cảm chinh phục "ngọn núi" tri thức, đóng góp công sức vào quá trình phát triển đất nước trong tương lai.

Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về học hỏi

Mỗi chúng ta ai cũng biết để thành công và nên người phải trải qua quá trình học tập và trau dồi bản thân một cách nghiêm túc. Nhưng việc học không chỉ đơn giản là học trong sách vở hay học khi mình còn trẻ mà học hỏi là việc suốt đời. Học hỏi là việc mỗi cá nhân tự mình cố gắng, nỗ lực tiếp thu kiến thức, trau dồi bản thân và hình thành kĩ năng sống để hoàn thiện mình, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn. Học hỏi để tiến bộ là một quá trình dài xuyên suốt cuộc đời con người. Khi ta còn nhỏ ta học đi, học nói, học cách thích ứng với môi trường xung quanh. Lớn hơn một chút trong độ tuổi đến trường ta học kiến thức từ thầy cô, sách vở, trau dồi đạo đức trong môi trường học đường. Khi ra đời ta học cách đối nhân xử thế, đối mặt với những khó khăn, sóng gió để có chỗ đứng trong xã hội, để cống hiến những điều tốt đẹp cho công cuộc phát triển chung. Khi có gia đình ta học cách yêu thương, bao dung, kiên trì, nhẫn nại. Về già ta học cách buông bỏ những bộn bề để hướng đến bình yên,… Học hỏi ở mỗi giai đoạn lại là những công cuộc khác nhau, chỉ cần ta lơ là trong học tập, ta sẽ bị thụt lùi về sau. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy luôn cố gắng, nỗ lực học hỏi, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi; có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học của mình và học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. Việc tự hỏi hỏi giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống và giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học hỏi, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học hỏi, luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó. Những người này cần thay đổi và cố gắng học tập hơn nếu muốn có được một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Việc học là quan trọng và cần thiết đối với mọi lứa tuổi ở mọi thời kì. Hãy luôn nỗ lực trong học tập và trau dồi bản thân thật tốt để trở thành công dân tốt cho xã hội.

Đoạn văn nghị luận Học hỏi là việc làm suốt đời

Trong xã hội hiện đại, việc học được coi là nhiệm vụ bắt buộc của mọi công dân. Vậy vì sao việc học lại quan trọng đến thế? Bàn về giá trị của việc học, có ý kiến cho rằng: “Học hỏi là việc làm suốt đời”. Học hỏi chính là việc tiếp thu kiến thức trên nhiều lĩnh vực, tìm tòi và sáng tạo những tri thức mới, rèn luyện bản thân. Học không chỉ gói gọn ở việc đọc sách giáo khoa mà còn là học kĩ năng sống, cung cách ứng xử,… Ý nghĩa của việc học là vô cùng to lớn. Nhờ có học tập, mà con người được rèn luyện tư duy, có nhận thức sâu sắc về đời sống, tích lũy được vốn kiến thức phong phú. Học tập và lao động giáo dục con người về tình cảm yêu thương lẫn nhau, hướng ta đến chân - thiện – mỹ. Trong quá trình học tập, con người trở nên chăm chỉ, kiên cường, tự giác hơn. Càng tiếp thu được nhiều kiến thức, ta càng dễ dàng vượt qua những thử thách của cuộc sống, có thể tồn tại ở bất kì môi trường nào. Học tập mở ra cho ta biết bao cơ hội. Không chỉ vậy, học còn là cách chúng ta làm mới mình, giảm thiểu căng thẳng. Kiến thức là vô biên nên ta không bao giờ có thể học hết được nhưng ta có thể cải thiện cuộc sống, tốt lên từng ngày. Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa có ý thức học hoặc lựa chọn học tủ, học vẹt, Cả xã hội cần chung tay cải tổ tình trạng này. Hãy nhớ rằng: “Nhân bất học, bất tri lí. Ấu bất học, lão hà vi”.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm