Đoạn văn nghị luận Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học (5 mẫu) Viết đoạn văn 200 chữ lớp 9

Viết đoạn văn nghị luận Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học gồm 5 mẫu hay nhất, cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa mà câu ngạn ngữ Nga muốn gửi gắm.

Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học

Vậy nên chúng ta hãy chủ động tìm cách lĩnh hội tri thức chứ đừng lười biếng, phê phán con người không chịu học hỏi, làm mới kiến thức của mình. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để hiểu rõ hơn, viết đoạn văn nghị luận thêm sâu sắc, để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học".

Đoạn văn nghị luận Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học

Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổ là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đích trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình.

Đoạn văn suy nghĩ về Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học

Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả. Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế”, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh, học phải kết hợp với hành,…

Đoạn văn 200 chữ về Đừng xấu hổ khi không biết

Kiến thức là vô hạn vì thế con người không thể biết hết hoặc biết một cách toàn diện. Khi đó, chúng ta cần phải trau dồi, trau chuốt cho những kiến thức, tri thức mà mình chưa được biết. Khi không biết một kiến thức nào đó, đừng xấu hổ, vì chúng ta chưa tìm hiểu, chưa nghiên cứu về lĩnh vực đấy mà thôi. Lúc ấy, hãy cố gắng rèn luyện, tìm tòi, hỏi! Đó là cách để chúng ta có thêm được nguồn tri thức. Còn không học đồng nghĩa với việc chúng ta cố tình không biết, sẽ làm chúng ta thiếu hiểu biết trước bạn bè. Điều đó dẫn đến việc bị xấu hổ vì không biết một thứ gì cả. Nó làm cho con người ngu dần đi một cách vô ý thức. Nảy sinh ra nhiều hệ lụy khác nhau. Lúc ấy, sẽ trở thành một thành phần không trí thức, gây chậm phát triển đối với đất nước, xã hội.

Viết đoạn văn suy nghĩ về câu nói Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học

Tri thức là kho tàng quý báu và vô cùng rộng lớn của nhân loại. Không có một ai dám khẳng định rằng mình am hiểu hết tất cả các lĩnh vực. Vậy nên chúng ta "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổ là cảm giác ngại ngùng, thể hiện sự nhút nhát của con người khi phải đối diện với một vấn đề nào đó. Câu nói trên có hai vế. "Đừng xấu hổ khi không biết" là không nên buồn bã, tự ti khi thấy người khác hiểu biết hơn mình mà hãy lấy đó làm động lực để cố gắng hơn nữa trong tương lai. Vế "chỉ xấu hổ khi không học" dùng để phê phán con người không chịu học hỏi, làm mới kiến thức của mình. Cả câu nói muốn cổ vũ, khuyên răn mọi người hãy chủ động tìm cách lĩnh hội tri thức chứ đừng lười biếng, học tập thụ động. Nếu không học tập một cách chủ động, con người sẽ thiếu kiến thức, không đủ tự tin để đối mặt với thử thách trong cuộc đời. Chúng ta phải chăm chỉ học tập thì mới giúp cho bản thân ngày càng phát triển, tiến bộ. Học tập là con đường ngắn nhất và dễ dàng nhất để dẫn đến thành công. Thế nên hãy cố gắng tiếp thu thật nhiều điều mới mẻ để có thể hoàn thiện bản thân hơn từng ngày.

Đoạn văn nghị luận 200 chữ về Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học

Câu ngạn ngữ Nga: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học" đã chỉ ra thái độ đúng đắn để đối diện với việc học. Không biết có nghĩa là chưa biết, chưa tìm hiểu về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, chỉ như vậy thì ta vẫn có thể chủ động tìm kiếm thông tin để tiếp thu thêm kiến thức. Không học là tình trạng lười biếng, chây ỳ, thụ động, không chịu học hỏi, thu nạp kiến thức. Từ "xấu hổ" trong hai vế của câu ngạn ngữ đều có nghĩa là tự ti, ngại ngùng khi gặp phải vấn đề gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Cả câu nói này có thể được giải thích rằng: tri thức là vô hạn, không ai có thể hiểu hết được. Thế nên, nếu bạn không biết điều gì đó thì đừng tự ti, ngại ngùng. Hãy nỗ lực học tập thật nhiều, biến điều mình chưa biết thành điều mình am hiểu. Cứ như vậy, chúng ta sẽ bước đến nhiều chân trời mới của tri thức. Sẽ không có ai đánh giá việc "không biết" của ta nữa. Còn ngược lại, những người "không học", không có sự cố gắng trong cuộc sống mới là người phải xấu hổ. Vì cuộc sống không ngừng phát triển, người không học sẽ thụt lùi, lạc hậu rồi phải cảm thấy ngượng ngùng, nhút nhát vì sự kém cỏi của mình. Có tinh thần cầu tiến học hỏi, con người sẽ ngày một phát triển, đóng góp nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm