Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa Soạn Địa 10 trang 84 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 21 trang 84, 85, 86, 87 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Phân bố dân cư và đô thị hóa thuộc Chương 8 Địa lí dân cư.

Soạn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 21 Phân bố dân cư và đô thị hóa sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Giải Địa lí 10 trang 84, 85, 86, 87 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hình thành kiến thức mới Địa lí 10 Bài 21

I. Phân bố dân cư

Câu hỏi trang 84: Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư trên thế giới.

Gợi ý đáp án

- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian, biến động theo thời gian.

- Con người sống khắp nơi trên bề mặt các lục địa và các đảo, quần đảo giữa đại dương.

+ Mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020).

+ Một số khu vực có mật độ dân số cao: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

+ Một số khu vực có mật độ dân số thấp: Bắc Á, Nam Phi, Nam Mĩ,…

- Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia thậm chí và trong một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.

Câu hỏi trang 85: Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, em hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh họa.

- Cho biết nhân tố nào có vai trò quyết định đến phân bố dân cư. Vì sao?

Gợi ý đáp án

* Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ,...

- Các nhân tố kinh tế - xã hội

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: Có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư: những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

- Các nhân tố tự nhiên: Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai,...) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.

* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: Có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư. Những khu vực nào có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thu hút được nhiều lao động đến tìm việc làm, định cư lâu dài,… khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về mặt tự nhiên để tiến hành sản xuất và phân bố dân cư như ở các vùng sa mạc, hoang mạc,…

Giải Luyện tập, vận dụng Địa 10 Bài 21 trang 87

Luyện tập

Cho bảng số liệu sau:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của một số châu lục trên thế giới năm 1950 và năm 2020.

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về mật độ dân số của một số châu lục trên thế giới năm 1950 và năm 2020.

Gợi ý đáp án

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét

+ Mật độ dân số các châu lục có sự khác nhau và có xu hướng tăng lên.

+ Châu Á có mật độ dân số cao nhất (150 người/km2), tiếp đến là châu Phi (45 người/km2), châu Âu (34 người/km2) và châu Đại Dương (5 người/km2).

+ Mật độ dân số của châu Á tăng 105 người/km2, châu Phi tăng 37 người/km2, châu Âu tăng 9 người/km2 và châu Đại Dương tăng 3 người/km2 trong giai đoạn 1950 - 2020.

- Giải thích

+ Mật độ dân số tăng liên quan đến sự gia tăng dân số ở các châu lục khác nhau.

+ Châu Á và châu Phi là các quốc gia có gia tăng tự nhiên cao, ở châu Á riêng Ấn Độ và Trung Quốc dân số đã gần 3 tỉ người (thế giới khoảng 7 tỉ người). Ở châu Âu và châu Đại Dương dân số tăng chủ yếu do gia tăng cơ học (số người nhập cư), còn gia tăng tự nhiên thấp, nhiều quốc gia còn dưới 0 -> Mật độ dân số thấp hay cao phụ thuộc vào gia tăng dân số thực tế (gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học).

Vận dụng

Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt tại địa phương em.

Gợi ý đáp án

- Học sinh tìm hiểu qua sách, báo, internet, tư liệu và thực tế tại địa phương.

- Một số gợi ý cần tìm hiểu: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 21
  • Dung lượng: 171,3 KB
Sắp xếp theo