Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Phân tích khổ 4, 5 Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

TOP 3 Dàn ý Phân tích khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng lập dàn ý cho bài văn phân tích khổ 4 và 5 Mùa xuân nho nhỏ đầy đủ những ý quan trọng.

Mùa xuân nho nhỏ

Khổ thơ 4, 5 Mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát khao mãnh liệt và tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ một lòng sống vì nhân dân, vì đất nước. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn.

Dàn ý phân tích khổ thơ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

  • Thanh Hải là một nhà thơ hiện đại, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
  • Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm được viết vào những ngày cuối đời của ông, thể hiện khát vọng được hiến dâng cho đời.

- Khái quát khổ 4 5: Hai khổ thơ thể hiện ước vọng được hòa nhập vào cộng đồng, được hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc.

2. Thân bài

* Khái quát bài thơ

  • Hoàn cảnh sáng tác: tác giả sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh. Lúc này, đất nước đã được thống nhất và đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
  • Nội dung cả bài: bài thơ là tiếng lòng, là những lời tâm sự và là mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân của đất nước.

* Phân tích khổ 4

- Nội dung chính của khổ 4: khát vọng được hòa nhập, được mang đến niềm vui cho đời:

Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến

- Khổ thơ sử dụng phép điệp từ với từ “ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập => Thể hiện khát vọng mãnh liệt được cống hiến của thi nhân.

  • Làm con chim hót: góp tiếng hót, âm thanh tươi mới, hân hoan cho đời.
  • Làm một cành hoa: góp hương thơm, sắc thắm cho đời, điểm tô cho cuộc sống.

=> Đó là những ước mơ vô cùng nhỏ bé, đơn sơ, tô điểm cho mùa xuân của đất nước.

+ Một nốt trầm: một âm trầm, không ồn ào, không nổi bật, không cao điệu, chỉ âm thầm lặng lẽ nhập vào khúc ca đón mừng xuân về của nhân dân.

- Tác giả sử dụng đại từ “ta” chính là muốn nói đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà nó còn là khát vọng chung của một dân tộc.

=> Kết luận: Khổ thơ 4 đã thể hiện rõ nét khát vọng được nhập vào cuộc đời, được cống hiến một phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, nguyện vì sự phồn vinh của dân tộc mà hi sinh mình. Đây chính là tâm niệm cao đẹp, đáng quý của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã sống trọn nhịp thở với đất nước, với quê hương.

* Phân tích khổ 5

- Nội dung chính của khổ 5: ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết, không kể tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

  • “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người, thể hiện cho mỗi một sự cống hiến thầm lặng => Tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để điểm tô cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
  • Tác giả đã sử dụng các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân tộc.

=> Tác giả có một cách sống thật đẹp, đó là một lẽ sống cống hiến khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm, không mong cầu được tôn vinh.

  • Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ tự tin, cứng cỏi trước mọi khó khăn của cuộc đời.
  • “Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: sự cống hiến âm thầm bất kể tuổi tác, bất kể thời gian, bất kể khi còn hăng hái hay đã sắp cạn sức lực, vẫn muốn đóng góp mọi thứ của mình cho sự nghiệp chung.

=> Đây chính là lợi tự nhủ bản thân phải kiên trì, phải quật cường dẫu cho thời gian có thể cướp đi sức trẻ của con người, để có thể mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn của quê hương.

=> Tác giả đã vượt lên cả bệnh tật, tuổi già bằng một niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt để luôn hướng mình đến lối sống có ích cho đời. Đó là một ý thức cao đẹp, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, là một khát vọng sống mãnh liệt để mãi được cống hiến, là một ý thức bất diệt trong tâm hồn của tác giả.

3. Kết bài

  • Khái quát lại nội dung khổ 4 5 trong bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân

Dàn ý phân tích khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu nội dung chính đoạn thơ. Có trích dẫn khổ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

2. Thân bài:

Nêu vị trí của đoạn trích, giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật.

Khổ 4: Khát vọng hóa thân thành những vẻ đẹp của cuộc đời.

  • Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào hòa ca làm đẹp tươi cuộc sống.
  • Điệp ngữ “ta làm” thể hiện một ước nguyện tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát.
  • Những hình ảnh “con chim hót, “cành hoa,”nốt trầm” vừa giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của cuộc sống.
  • Ước nguyện của tác giả không là những gì cao siêu to tát mà giản dị, chân thành. Song chính vì vậy làm xúc động sâu sắc lòng người.

Khổ 5: Khát vọng hóa thân thành mùa xuân vĩnh hằng.

– Ước nguyện được dâng hiến cho đời, lặng lẽ.

  • Tất cả những ước nguyện đó chính là ước nguyện được hóa thân làm một mùa xuân nho nhỏ hòa nhập trong mùa xuân bất tận của đất trời, tạo vật, lòng người…hiến dâng cho đời lặng lẽ (ý nghĩa biểu tượng mùa xuân; các từ nho nhỏ, lặng lẽ thể hiện được sự khiêm tốn, giản dị trong ước nguyện của tác giả).
  • Ước nguyện hiến dâng cho đời của tác giả là ước nguyện tha thiết cháy bỏng suốt cuộc đời:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

  • Điệp ngữ “dù là” mang sắc thái khẳng định.

* Đánh giá nội dung nghệ thuật của khổ 4, khổ 5.

3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. Liên hệ bản thân.

Lập dàn ý Phân tích khổ 4, 5 Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài:

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
  • Hoàn cảnh bài thơ ra đời
  • Khái quát lại vị trí khổ 4,5 cần phân tích.

2. Thân bài:

Nên có một đoạn văn nhỏ để dẫn dắt, khái quát nội dung bài thơ ở những khổ thơ trước đó, sau đó dẫn dắt vào khổ 4, 5:

Phân tích khổ 4

Nội dung của khổ 4 chính là tiếng lòng của tác giả muốn được hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, ông cũng khao khát được mang lại niềm vui cho cuộc đời này:

Ta làm con chim hót,
Ta làm một nhành hoa.
Ta nhập vào hoà ca.
Một nốt trầm xao xuyến.

Khổ thơ 4 được nhà thơ sử dụng nghệ thuật điệp từ “ta làm” kết hợp với nhịp thơ nhanh, bồi hồi. Điều này thể hiện khát khao mãnh liệt của tác giả muốn được cống hiến cho đời:

  • Ước mơ trở thành con chim cất tiếng hót trong trẻo tặng cho đời cùng niềm hân hoan vĩnh cửu.
  • Ước mơ trở thành một nhành hoa đem tới hương thơm, sắc thắm và tạo nên vẻ đẹp cho đời. Rõ ràng, đang là người bệnh, nhưng ông vẫn không ngừng hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp
  • Khao khát trở thành nốt trầm trong bản nhạc không ồn ào, không cao điệu nhưng đầy lắng đọng. Tác giả muốn cống hiến một cách lặng thầm để hòa vào khúc ca mừng xuân về của dân tộc.

=> Những ước mơ tưởng chừng như nhỏ bé, giản dị ấy nhưng đều mang những ý nghĩa cao đẹp góp phần tô thắm thêm cuộc đời tươi đẹp. Bên cạnh đó, việc sử dụng đại từ ” ta” lặp lại thể hiện rằng khát khao đó không chỉ là của riêng ông mà là của toàn thể mọi người dân Việt Nam.

Kết luận: Khổ thơ 4 làm nổi bật lên khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ muốn dâng trọn cuộc đời cho nghệ thuật, của một người chiến sĩ cách mạng muốn cống hiến cho đất nước.

Phân tích khổ 5

Nội dung khổ thơ thứ 5 thể hiện ước nguyện được cống hiến chân thành của nhà thơ. Niềm khát khao ấy không bị giới hạn bởi bất kỳ thời gian hay không gian nào:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ được nhắc tới ở đây chính là ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người. Mỗi chúng ta có thể âm thầm, lặng lẽ chọn những cách sống, cách cống hiến khác nhau nhưng đều không ồn ào, hướng về mục tiêu mùa xuân đại thắng của toàn dân tộc.

Nhà thơ đã dùng hai từ láy “lặng lẽ” và “nho nhỏ” để diễn tả một cách rất khiêm tốn và chân thành về nhân cách sống.

Từ những điều trên, ta thấy được nhà thơ có một lối sống, cách sống vô cùng cao đẹp. Không ồn ào, đao to búa lớn mà ông chỉ ao ước một cách lặng lẽ, âm thầm trở thành một mùa xuân nho nhỏ, góp chút sức lực dù là nhỏ nhất để dâng hiến cho cuộc đời.

Trong khổ thơ nhà thơ đã liên tục sử dụng điệp ngữ “dù là” nhằm thể hiện thái độ chân thành, tự nguyện. Dù cho ở bất cứ hoàn cảnh nào, ông vẫn không nản lòng và bỏ cuộc.

Sự cống hiến không phân biệt độ tuổi nào như khi ta còn trẻ đang tuổi đôi mươi hay lúc tóc đã bạc. Chỉ cần còn sống nhà thơ vẫn muốn đóng góp cho sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

Đặc sắc nghệ thuật

Phân tích khổ 4, 5 bài mùa xuân nho nhỏ ta thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

  • Sử dụng điệp ngữ.
  • Vận dụng từ láy linh hoạt.
  • Hình ảnh tươi sáng, giàu tính nhân văn.
  • Nhịp thơ nhanh.

3. Kết bài:

Tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 4,5:

  • Thể hiện ước nguyện được cống hiến của tác giả.
  • Thể thơ năm chữ, hình ảnh trong sáng, sinh động.

Nêu suy nghĩ của bản thân về khổ 4, 5.

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm