Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập (6 mẫu) Nghị luận về tính tự lập của giới trẻ hiện nay lớp 9

TOP 6 Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em biết cách triển khai thành bài văn nghị luận xã hội thật hay, mà không lo bị lan man hoặc tình trạng bỏ ý.

Tự lập

Qua đó, còn giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của tính tự lập trong cuộc sống. Người sống tự lập luôn có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, cho dù có gặp bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Lập dàn ý nghị luận về tính tự lập ngắn gọn

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: tính tự lập.

2. Thân bài:

a) Giải thích:

  • Tự lập đó là không dựa dẫm vào người khác, tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn con đường cho bản thân.

b) Biểu hiện:

  • Tự học tập mà không cần ai nhắc nhở.
  • Tự làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách.
  • Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

c) Ý nghĩa:

  • Giúp chúng ta chủ động hơn trong cuộc sống của mình, thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.
  • Khi tự lập, ta tự tìm ra được cách giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống.
  • Khẳng định được giá trị của bản thân mình.

d) Phản đề:

  • Tuy nhiên, có một số người sống thụ động, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
  • Tự lập không phải là tách mình ra khỏi xã hội, mà là tự chủ trong cuộc sống của mình.

e) Bài học nhận thức:

  • Mỗi người cần tự giác học tập, tự giác làm việc để có thể đạt được thành công.
  • Khi gặp khó khăn đừng nản lòng mà hãy đối diện và tự mình bước qua.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về tính tự lập hay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tính tự lập.

2. Thân bài

- Giải thích: Tính tự lập là sự tự ý thức học tập, làm việc, tạo dựng cuộc sống của mình mà không dựa dẫm hay phụ thuộc vào bất kì ai.

- Biểu hiện của tự lập:

  • Thể hiện qua ý thức chủ động trong cuộc sống của bản thân: tự đặt ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch, sống có kỉ luật,...
  • Thể hiện qua những việc làm đơn giản như: chủ động hoàn thành bài tập về nhà, tự giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa,...

- Ý nghĩa của tự lập:

  • Hoàn thiện nhân cách bản thân.
  • Rèn luyện tính chịu khó, kiên trì.
  • Có bản lĩnh vượt qua khó khăn, vươn tới thành công.

- Phản đề: phê phán lối sống ỷ lại, thiếu tự lập, sống lười biếng, bê tha.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về tính tự lập

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

b. Phân tích

  • Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội.
  • Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi.
  • Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng.
  • Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý nghị luận xã hội về tính tự lập

I. Mở bài.

Đôi khi chúng ta dựa dẫm vào người khác nhiều hơn mức cần thiết. Con người thường đặt niềm hạnh phúc của mình trong lòng bàn tay của người khác và nghĩ rằng như vậy sẽ mang đến cho họ niềm hạnh phúc trọn vẹn. Đó thật sự là một sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều người mắc phải. Tính tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Thế nào là tính tự lập?

Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.

Biểu hiện của tính tự lập:

  • Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
  • Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…
  • Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…

Vì sao phải rèn luyện tính tự lập?

  • Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến thành công.
  • Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.
  • Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình.

Rèn luyện tính tự lập như thế nào?

  • Trước hết, bạn cần vững tin vào chính bản thân mình và những điều mà bạn tin tưởng. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm soát cuộc sống của mình và những sự lựa chọn bạn đưa ra. Và thật sự là rất ích lợi khi bạn biết lắng nghe tiếng nói bên trong mình mà không bị sao nhãng bởi những ý kiến của người xung quanh.
  • Muốn có đức tính tự lập các bạn trẻ cần chủ động trong mọi việc, sẵn sàng hăng hái tham gia mọi hoạt động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Thời gian dành cho bạn là có giới hạn, vì vậy đừng phí phạm nó để sống một cuộc đời của người khác. Đừng để sa vào những giáo điều mà người khác đặt ra cho bạn. Đừng để sự ồn ào của những ý kiến trái chiều nhấn chìm giọng nói bên trong bạn. Và điều quan trọng hơn hết, bạn cần phải nỗ lực để nghe theo con tim và trực giác của mình.

Phê phán:

Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.

Bài học:

“Những sự lựa chọn lớn sẽ vạch ra con đường ta đi. Và chính những sự lựa chọn nhỏ nhất mới đưa chúng ta đến đích”

III. Kết bài:

Mỗi chúng ta cần tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập. Đức tính này chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người.

Lập dàn ý nghị luận về tính tự lập

I. Mở bài

Không thể thành công nếu như con người thiếu tính tự lập. Tự lập là đức tính cần thiết và quan trọng.

II. Thân bài

1. Giải thích

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác.

2. Bình luận và chứng minh

a. Biểu hiện

* Tích cực:

  • Tự học mà bố mẹ không phải thúc giục.
  • Hoàn thành mọi bài tập bằng sức của mình, không đi chép bài.
  • Dám đưa ra ý kiến, quan điểm của mình.

* Tiêu cực

  • Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo…
  • Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác.

b. Vai trò

  • Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.
  • Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.
  • Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động
  • Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
  • Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.
  • Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển.

3. Bài học

  • Chăm chỉ rèn luyện học tập.
  • Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn luyện tính tự lập.

III. Kết bài

Đừng để thành công xa rời bạn vì bạn không phải là người có tính tự lập.

Dàn ý nghị luận về tính tự lập chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách. Ngoài ra, tự lập còn mang nghĩa tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người có cách sống tự lập

Sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình sạch sẽ ngăn nắp, không để bố mẹ nhắc nhở, khiển trách, tự động làm những việc của bản thân mình.

Có suy nghĩ tích cực, chín chắn, thích khám phá, muốn tự mình làm nên của cải vật chất phục vụ nhu cầu của bản thân mà không phải nhờ ai giúp đỡ.

Trong mọi vấn đề luôn cố gắng tìm cách giải quyết, tự có hướng đi riêng cho bản thân.

• Ý nghĩa của việc sống tự lập

Làm cho cuộc sống của mình năng động hơn, tích cực hơn, tự chủ hơn.

Rèn luyện được những tính cách khác: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…

Được mọi người tin tưởng, tín nhiệm hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng phấn đấu vươn lên, cũng có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm