Dàn ý Nghị luận về văn hóa đọc (4 mẫu) Nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay
TOP 4 Dàn ý Nghị luận về văn hóa đọc hay nhất, giúp các em học sinh nắm được những ý chính, quan trọng nhất để triển khai thành bài văn Nghị luận xã hội về văn hóa đọc thật hay, sâu sắc nhất.
Với 4 Dàn ý nghị luận về văn hóa đọc, các em sẽ dựa vào đó để triển khai ý thật mạch mạch, dễ hiểu mà không lo bị lan man hoặc tình trạng bỏ ý. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu sâu sắc hơn về vai trò, tác dụng của việc đọc sách. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Lập dàn ý Nghị luận về văn hóa đọc
Dàn ý nghị luận về văn hóa đọc trong xã hội hiện nay
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Văn hoá đọc:
- Nghĩa rộng: sự ứng xử, giá trị, chuẩn mực đọc của cộng đồng
- Nghĩa hẹp: ứng xử, chuẩn mực, giá trị của cá nhân thể hiện qua thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc.
b. Ý nghĩa:
- Mang lại sự giải trí, nguồn kiến thức vô hạn.
- Hiểu về cuộc đời, hiểu được cách giao tiếp, ứng xử.
- Khám phá những điều mới mẻ.
c. Thực trạng:
- Văn hoá đọc đang bị "lãng quên" vì công nghệ phát triển mạnh mẽ.
- Một số bạn trẻ đọc những "sách rác", phi logic, khiến con người ảo tưởng, không thực tế, cổ xúy lối sống lạc lệch.
- Nhưng văn hoá đọc không chết: Nhiều bạn trẻ tìm đến những cuốn sách hay như "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" hay các cuốn văn học cổ điển.
d. Giải pháp:
- Rèn luyện thói quen đọc mỗi ngày
- Nhờ người có kinh nghiệm để chọn sách cùng
- Ngành xuất bản cần phạt nặng những cuốn "sách rác".
3. Kết bài:
- Văn hoá đọc là một nét đẹp cần lưu giữ.
Dàn ý nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay
Dàn ý 1
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: văn hóa đọc của giới trẻ.
2. Thân bài:
* Giải thích:
Văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc sách của mỗi cá nhân.
- Ứng xử: cách giữ gìn sách, cách con người đối diện với việc đọc ra sao.
- Giá trị: đọc sách giúp ích gì cho con người.
- Chuẩn mực: kĩ năng đọc sách đúng
* Thực trạng của văn hóa đọc hiện nay:
- Văn hóa đọc đang bị quên lãng vì mạng xã hội phát triển.
- Nhiều bạn đọc sách chỉ là theo phong trào.
- Lựa chọn những quyển sách không phù hợp.
* Giải pháp:
- Để phát triển văn hóa đọc, mỗi người cần tự xây dựng cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày, lựa chọn sách phù hợp để đọc.
- Nhà trường cần tổ chức các buổi thuyết trình về sách để khuyến khích học sinh đọc nhiều hơn.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Dàn ý 2
I. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
- Giải quyết vấn đề:
- Biểu hiện, hiện trạng của vấn đề:
- Giới trẻ hiện nay có vẻ thờ ơ với việc đọc sách, chưa có thói quen đọc sách.
- Một số ít đọc theo phong trào
- Chưa có sự lựa chọn, chưa có mục đích đúng đắn
→ Việc đọc trở nên chưa thật sự có ích
- Một số lựa chọn ”sách đen” để đọc → tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng, lành mạnh
- Nhiều người cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì ở thời đại thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, lên mạng đọc nhanh và dễ hơn → không mặn mà với sách
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan
- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa, vai trò của việc đọc sách
- Đọc sách không chỉ là phương tiện để giải trí, không chỉ là con đường tiếp cận tri thức mà còn để tăng khả năng tư duy mở rộng tâm hồn, để hiểu mình, hiểu người, có kĩ năng sống tốt…
+ Khách quan:
- Người Việt chưa có nhiều hành động để hình thành thói quen đọc sách
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các kênh truyền hình có đầy ắp phim ảnh, thông tin đầy mạng xã hội
- Sự nhộn nhịp của quán xá với bao trò chơi giải trí lôi cuốn làm người ta không có thời gian để ý đến việc đọc sách
- Tác hại:
- Không chăm đọc sách là bỏ quên một hình thức thư giãn, giải trí bổ ích.
- Không đọc sách là đánh mất cơ hội mở rộng vốn hiểu biết, mất cơ hội tăng cường khả năng khả năng tư duy, mở rộng tâm hồn, kĩ năng sống
- Giải pháp
- Cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách để hình thành thói quen đọc sách
- Bộ văn hóa và thông tin cần có nhiều hoạt động để tạo điều kiện cho thanh niên đến với việc đọc sách nhiều hơn mở tủ sách miễn phí ở nhiều nơi
- Tổ chức ngày hội sách để giới thiệu những cuốn sách hay
- Giảm giá các sách
- Đưa phong trào đọc sách trở thành phong trào đọc sách
III. Kết bài
- Vai trò, ý nghĩa, bài học: Đọc sách chính là chiếc chìa khóa vạn năng để mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. Sách là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy ta biết sống đẹp, sống có ý nghĩa trong cuộc đời. Hãy biết yêu sách, chăm đọc sách và phát huy những giá trị từ sách để sách mãi là người bạn thân thiết của chúng ta!
Lập dàn ý Nghị luận về việc đọc sách
I. Mở bài:
- Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách.
- Để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc (khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần).
- Một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. Việc lựa chọn sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đó có thể là con đường đưa văn hóa đọc sách đến vực thẳm.
II. Thân bài:
1. Thế nào là văn hóa đọc sách
- Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa.
- Các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới.
- Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội.
2. Thực trạng văn hóa đọc hiện nay
- Khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy.
- Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.
- Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc.
- Sự lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ ..., văn hoá nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn văn hóa đọc.
- Đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn
3. Bàn luận, giải quyết vấn đề
- Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người.
- Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.
- Văn hoá đọc đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được.
- Trước khi mua sách, người đọc (nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất.
- Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở đây là những độc giả.
- Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.
III. Kết bài:
Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọn sách đối với mỗi người để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội.