Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay (3 mẫu) Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về hiện tượng sống ảo thật hay.

Sống ảo

Sống ảo chính là hiện tượng sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới cho dàn ý của mình đầy đủ hơn:

Dàn ý nghị luận về hiện tượng sống ảo - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Hiện nay, với sự phát triển của mạng Internet, rất nhiều mạng xã hội ra đời, là nơi để các bạn trẻ giao lưu như; Facebook, Instagram, Zalo, SnapChat,… thu hút một lượng lớn các bạn trẻ tham gia.

Nhiều bạn đăng những tấm hình qua nhiều lần chỉnh sửa đến mức khó nhận ra để trở thành những cô gái xinh lung linh lên mạng nhằm mục đích khác nhau.

Nhiều người đăng tải lên những thứ “phù phiếm” không đúng với cuộc sống của mình để tỏ ra sang chảnh khiến người khác phải trầm trồ.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác.

Khách quan: do sự tác động, những lời khiêu khích từ những người xung quanh,…

c. Hậu quả

Khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng…

Bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo.

Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội.

d. Giải pháp

Mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình.

Cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo.

Cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng sống ảo - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vào dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống ảo: là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân mình, nói những “điều hay lẽ phải”, những điều không đúng về bản thân mình nhằm mục đích thu hút, tạo sự chú ý với người khác để được họ tán dương, ca ngợi.

→ Đây là một “căn bệnh” xấu mà con người không nên mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay.

b. Nguyên nhân

  • Chủ quan: do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác.
  • Khách quan: do sự tác động, những lời khiêu khích từ những người xung quanh,…

c. Hậu quả

  • Khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng…
  • Bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo.
  • Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội.

d. Giải pháp

  • Mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình.
  • Cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo.
  • Cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng sống ảo - Mẫu 3

I. Mở bài

  • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Sống ảo là lối sống, cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội.
  • Hiện nay, l
  • ối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch.
  • Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại.

2. Bình luận và chứng minh

a. Thực trạng

  • Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay.
  • Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều.
  • Dành phần lớn quỹ thời gian cho các trang mạng xã hội (đặc biệt là Facebook).
  • Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo...
  • Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui.
  • Có chuyện gì cũng đăng lên các trạng mạng xã hội.
  • Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của đám đông.
  • Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín.

b. Nguyên nhân

  • Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân.
  • Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân.

c. Tác hại

  • Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa.
  • Không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại.
  • Mất tập trung vào học tập, công việc.
  • Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực.

d. Biện pháp khắc phục

  • Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.
  • Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa.
  • Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực.

III. Kết bài

  • Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng sống ảo.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 286
  • Dung lượng: 165,6 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan